Bạn muốn bán sản phẩm thông qua website, nhưng website của bạn lại không thấy xuất hiện trên Google khi khách hàng nhập từ khóa liên quan đến mặt hàng mà bạn bán.
Bạn rất muốn nhìn thấy trang web của mình trên Google khi tìm kiếm những từ khóa liên quan nhưng không biết phải làm sao.
Nếu không nhìn thấy website của bạn, khách hàng sẽ không thể ghé thăm cửa hàng của bạn để mua sản phẩm.
Vậy phải làm sao để website xuất hiện trong tâm mắt của khách hàng tiềm năng?
Hãy thử SEO cho website.
Vậy, SEO là gì? Tại sao doanh nghiệp nên cần đầu tư SEO?
Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
PHẦN 1: SEO LÀ GÌ?
1. Định nghĩa SEO
Trước hết, cần phải tìm hiểu SEO là gì trước khi muốn nó giúp bản thân bán được nhiều sản phẩm.
SEO là viết tắt của cụm từ SEARCH ENGINE OPTIMIZATION.
Có thể hiểu nôm na SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Đây là một tập hợp các quy trình nhằm cải thiện khả năng hiển thị trang web của bạn trong các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yandex, Yahoo, Baidu,…) với mục tiêu nhận được nhiều lưu lượng truy cập không phải trả tiền khi mọi người tìm kiếm về:
- – Sản phẩm
- – Dịch vụ
- – Chuyên môn, kinh nghiệm giải quyết vấn đề
Nói đơn giản, khi khách hàng muốn mua IPhone 14 Pro Max, họ search từ khóa ấy lên Google, và Google hiển thị một lượt những trang web mà khách hàng có thể nhấp vào tìm mua IPhone 14 Pro Max. Cửa hàng của bạn có bán sản phẩm này.
Nhiệm vụ của SEO là đưa trang web cửa hàng của bạn hiển thị ở top đầu trong danh sách khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm. Như vậy, tỷ lệ khách hàng nhấp vào trang web và mua sản phẩm mà bạn bán sẽ cao hơn so với khi trang web của bạn nằm ở cuối danh sách.
2. Tại sao SEO lại quan trọng?
Để hiểu hết được giá trị mà SEO mang lại, cần phải hiểu được những định nghĩa sau:
Kết quả tìm kiếm không tốn phí (Organic Search Results)
Khi bạn search từ khóa “IPhone 14 Pro Max”, những trang web có dòng chữ “được tài trợ” là những trang web phải trả tiền cho nhà quảng cáo để được xuất hiện đầu trang.
Những trang web còn lại chính là Organic Search Results. Kết quả tìm kiếm không tốn phí khác với những quảng cáo này ở chỗ chúng được xếp hạng dựa trên thuật toán của công cụ tìm kiếm.
Chất lượng của lưu lượng truy cập không tốn phí (Quality of Organic Traffic)
Trang web của bạn được rất nhiều lượt truy cập.
Nhưng,
Bạn lại không bán được bất kỳ sản phẩm nào dựa vào lượng truy cập đó.
Giả sử rằng bạn bán quả táo, khi người dùng search “táo” trên Google, chúng ta không biết được là người dùng đang muốn mua táo hay đang muốn tìm kiếm về các sản phẩm của Apple.
Nếu khách hàng đang muốn tìm các thiết bị điện tử thì việc trang web của bạn xuất hiện là không đúng với mục đích tìm kiếm, khách hàng sẽ thoát ra ngoài và không thực hiện bất kỳ một thao tác mua hàng nào ở đây cả.
Chất lượng của lưu lượng truy cập không tốn phí chính là việc nội dung trang web của bạn khớp với ý định, mong muốn của người dùng. Như vậy bạn mới có thể đáp ứng được nhu cầu của họ, khách hàng từ đó cũng sẽ thường xuyên ghé đến website của bạn hơn.
SEO chuyên nghiệp sẽ giúp bạn làm điều đó.
Số lượng của lưu lượng truy cập không tốn phí (Quantity of Organic Traffic)
Đây là số lượng người dùng tiếp cận trang web của bạn thông qua kết quả tìm kiếm không phải trả tiền. Người dùng có nhiều khả năng nhấp vào kết quả tìm kiếm xuất hiện gần đầu trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng là sử dụng chiến lược SEO để xếp hạng các trang có liên quan cao nhất có thể. Bạn càng thu hút được nhiều khách truy cập chất lượng cao vào trang web của mình, bạn càng có cơ hội bán được sản phẩm.
Qua 3 định nghĩa trên, có thể hiểu rằng, SEO sẽ giúp cho website tăng thứ hạng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm, từ đó tăng lưu lượng truy cập không tốn phí. Như vậy, có thể lượng khách hàng ghé thăm website của bạn cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, bạn có để ý rằng, thật ra người dùng không tìm kiếm duy nhất trên 1 nền tảng. Người dùng có thể tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm web truyền thống (ví dụ: Google, Microsoft Bing), nền tảng xã hội (ví dụ: YouTube, TikTok) hoặc trang web của nhà bán lẻ (ví dụ: Amazon).
Chính vì vậy, thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn cần phải “thân thiện/tối ưu hóa” trên tất cả các nền tảng mà tập khách hàng bạn đang sử dụng.
Một lý do khác khiến SEO rất quan trọng đối với các thương hiệu và doanh nghiệp: giúp công ty phát triển bền vững.
Khi một PPC kết thúc, website sẽ không còn duy trì được lưu lượng truy cập cao như trước. PPC chỉ giúp cho website tăng lưu lượng truy cập vì được đứng trong top kết quả tìm kiếm trong khoảng thời gian nhất định mà thôi.
Trong khi đó, SEO là nền tảng của Marketing toàn diện. Bạn muốn SEO website, bạn phải tìm hiểu rất nhiều yếu tố, bao gồm cả kỹ thuật và hành vi người dùng. Khi bạn đã hiểu người dùng của mình muốn gì, có rất nhiều hình thức quảng bá sản phẩm ngoài PPC:
- Tối ưu nội dung trang web.
- Quảng bá trên các kênh mạng xã hội.
- Những chiến dịch tuyên truyền sản phẩm.
- …
Có thể nói, bỏ qua SEO có nghĩa là bỏ qua một trong những kênh lưu lượng truy cập quan trọng nhất — nhường hoàn toàn không gian đó cho đối thủ cạnh tranh của bạn.
3. Phân biệt SEO, SEM và PPC.
Cần phân biệt khai niệm của 3 cụm từ này, bạn mới có thể SEO một cách tốt nhất.
a. Phân việt SEO và SEM
SEM là viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing (tiếp thị công cụ tìm kiếm), được mọi người biết đến nhiều hơn với cái tên Tiếp thị tìm kiếm.
Tiếp thị tìm kiếm là một loại tiếp thị kỹ thuật số. Nó là một thuật ngữ chung cho sự kết hợp của các hoạt động SEO và PPC nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập thông qua tìm kiếm không phải trả tiền và tìm kiếm có trả tiền.
Thực tế, SEO và SEM không quá khác biệt – SEO chỉ đơn giản là một nửa của SEM.
SEO = thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền từ các công cụ tìm kiếm.
SEM = thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền và trả tiền từ các công cụ tìm kiếm.
b. Phân biệt SEO và PPC
PPC là viết tắt của pay-per-click – một loại tiếp thị kỹ thuật số mà các nhà quảng cáo bị tính phí bất cứ khi nào một trong các quảng cáo của họ được nhấp vào.
Về cơ bản, các nhà quảng cáo đặt giá thầu cho các từ khóa hoặc cụm từ cụ thể mà họ muốn quảng cáo của mình xuất hiện SERP. Khi người dùng tìm kiếm một trong những từ khóa hoặc cụm từ đó, quảng cáo của nhà quảng cáo sẽ xuất hiện trong số các kết quả hàng đầu.
Như vậy, PPC chính là phần còn lại của SEM.
Lưu ý, đừng so sánh xem SEO hay PPC cái nào tốt hơn và chọn một.
Hãy kết hợp cả hai để sản phẩm của bạn được biết đến nhiều hơn, nếu như bạn có đủ khả năng tài chính.
Tóm tại, nên tận dụng cả SEO và PPC để website của bạn được biết đến nhiều hơn.
PHẦN 2: CẤU TRÚC CỦA SEO
Muốn trở thành một SEO-er chuyên nghiệp, cần phải nắm rõ cấu trúc của SEO để tối ưu hóa một cách hợp lý.
1. SEO Onsite
Giống như tên gọi, Onsite chính là tối ưu hóa những thứ có trong website.
Vậy bên trong một website có gì?
1.1 Audit Technical
Tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật của một trang web là rất quan trọng và cơ bản cho sự thành công của SEO. Quá trình tối ưu này sẽ hỗ trợ bạn cải thiện được thứ hạng đáng kể ở nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau.
Cũng giống như xây một căn nhà, cần phải có một cấu trúc nền vững chắc.
Vậy, tại sao SEO Audit Technical là quan trọng?
– Cung cấp khả năng chỉ đường cho những công cụ tìm kiếm
Đây là bước dẫn đường cho Google Bot cào và nhìn thấy trang web của bạn, khi Google kiểm tra xong trang web đã phù hợp với những tiêu chí của nó đưa ra, Google sẽ lập chỉ mục tìm kiếm (index) website của bạn vào trong hệ thống lưu trữ dữ liệu document của Google.
Khi có một truy vấn từ người dùng, Google sẽ khớp query đó với document tương ứng, nếu Website bạn thật sự chất lượng, Google sẽ cho bạn được xuất hiện.
– Gia tăng tốc độ tải trang.
Việc tăng tốc độ tải trang giúp Google thu thập dữ liệu website vào hệ thống lưu trữ document dễ dàng và nhanh chóng, giúp giảm tài nguyên cào (crawl budget) và thời gian lưu trữ. Vì vậy, bạn cần thực hiện những biện pháp giúp gia tăng tốc độ của Website.
– Tăng khả năng thích ứng
Vào 2h sáng, bạn lướt web và muốn mua một lọ kem chống nắng. Bạn thường chốt đơn bằng điện thoại hay máy tính bàn?
Không phải bất kỳ ai cũng dùng máy tính PC hoặc xách tay, vậy nên doanh nghiệp cần đảm bảo rằng không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của người dùng ở 2 thiết bị đó.
Máy tính bảng và điện thoại thông minh hiện nay đã phổ biến hơn bởi chúng dễ dàng đem theo và dễ sử dụng, vậy nên việc tối ưu trang web cho tất cả thiết bị là cách để trang Web của bạn được Google đánh giá cao hơn.
– Tăng cường mức độ bảo mật
Một trang web an toàn, là trang web có URL bắt đầu bằng HTTPS, thể hiện trang web đã sử dụng chứng chỉ SSL, tạo ra một liên kết an toan giữa máy chủ web và trình duyệt của bạn.
Để đảm bảo “uy tín” của minh, Google sẽ ưu tiên đề xuất những trang web an toàn. Do đó, bảo mật là thứ vô cùng quan trọng trong quá trình tối ưu hóa trang web của bạn.
– Quảng cáo trang web
Để bán được hàng, cần có quảng cáo.
Để web được truy cập, cần có quảng cáo.
Nếu bạn không dùng quảng cáo, thì những công cụ tìm kiếm sẽ không biết đến sự tồn tại của trang Web bạn sở hữu và sẽ không có bất cứ người dùng nào truy cập vào.
Như vậy, SEO Audit Technical là bước vô cùng quan trọng, giúp cho nền tảng Website của bạn trụ lại vô cùng vững chắc trên các công cụ tìm kiếm.
1.2 Research Keyword
Sau khi đã đổ đất, lắp nền, việc tiếp theo cần làm chính là xây dựng căn nhà của bạn.
Và đây chính là bước mà người dùng nhìn thấy được ở website của bạn.
Keyword hay còn được gọi là từ khóa. Đây là những từ và cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm giải pháp cho một vấn đề của họ.
Vậy tại sao Keyword lại quan trọng?
Một sản phẩm/ dịch vụ/ thông tin có thể được tiếp cận bằng rất nhiều biến thể từ khóa khác nhau.
Ví dụ, bạn muốn tiếp thị một khoa học tiếng anh cấp tốc trong 3 tháng đầy đủ các kỹ năng. Và khách hàng tiềm năng sẽ search các cụm từ như: “ Khóa học tiếng Anh”; “Khóa học tiếng Anh cấp tốc”; “ Khóa học tiếng Anh ngắn hạn”…
Nhiệm vụ của SEO là, dù cho người dùng search bất kỳ cụm từ nào liên quan đến khoa học tiếng Anh ở trên mạng, thì trang web của của bạn cũng được Google cho xuất hiện ở đầu trang.
Vậy sau khi Keyword Research, cần nhóm những keyword đó lại với nhau theo những cấu trúc nào?
Topic Cluster
Topic cluster (cụm chủ đề) là một nhóm các bài viết hoặc các trang được liên kết với nhau và tập trung vào một CHỦ ĐỀ nhất định, không phải tối ưu theo từng TỪ KHÓA.
Một topic cluster sẽ bao gồm 2 chính: 1 pillar page (trang trụ cột) và các cluster content.
Trong Pillar Page sẽ có những nội dung chính và tổng quát được đề cập.
Cluster content là những trang đề cập sâu hơn đến những vấn đề có trong trang chính.
Điểm kết nối giữa Pillar và Cluster chính là Internal Link.
Còn về Internal link là gì, hãy theo dõi phần dưới của bài viết nhé!
Silo Structure
Đây là cấu trúc những trang web trong website của bạn.
Bạn có thể thấy rằng mỗi silo bao gồm một trang silo chính và nội dung liên quan, tất cả đều được liên kết với nhau.
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là, nội dung trong một silo này không liên kết với nội dung trong một silo khác. Đó là lý do tại sao nó được gọi là cấu trúc silo, vì nội dung được cô lập theo nghĩa đen trong các silo.
Content Optimization
Trong SEO, nội dung cần được tối ưu hóa gồm 2 phần chính: cho người dùng đọc và cho công cụ tìm kiếm đọc.
Trước tiên, hãy nói đến những nội dung cho người dùng đọc. Đó chinh là những gì thực sự ở trên trang web. Bài viết của bạn cần phải đảm bảo những yếu tố như:
- Những chủ đề liên quan đến linh vực mà bạn có kinh nghiệm và chuyên môn.
- Bao gồm những từ khóa bạn đã nghiên cứu trước đó.
- Đảm bảo bài viết của bạn không giống hoàn toàn với những bài viết trước đó.
- Chứa thông tin chính xác.
- Đa phương tiện (hình ảnh, video,…)
- Tốt hơn so với đối thủ.
- …
Để làm được điều này, bạn cần phải lên dàn bài, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng,… để bài viết trở nên thu hút và phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Vậy tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, cần làm những gì?
- Có rất nhiều thứ cần phải tối ưu trong một trang web như:
- Tiêu đề
- Meta
- Thẻ tiêu đề (H1-H6)
- Văn bản thay thế hình ảnh,…
Điều đó sẽ giúp công cụ tìm kiếm đọc trang web của bạn nhanh hơn, từ đó tăng cơ hội đưa nó lên top.
Và mọi người thường gọi bước này là ONPAGE.
Sau khi thực hiện xong Topic Cluster, Silo Structure và Onpage, cần phải có những Internal Link và External link để kết nối những trang web với nhau.
Internal Link và External Link
Internal Link được gọi là liên kết nội bộ – là liên kết trỏ đến các trang trên cùng một tên miền.
Có 2 dạng biến thể của Internal link.
Dạng 1: Liên kết trỏ trong cùng một trang (liên kết bản thân)
Ví dụ, trong phần đầu của một bài viết sẽ là phần “Tóm tắt nội dung”, và nó được thể hiện ở dang liên kết. Khi bạn nhấp vào một mục nào đó trong phần tóm tắt, bạn sẽ được dẫn trực tiếp đến nội dung đó trong trang web.
Dạng 2: Các liên kết trỏ đến các trang khác nhưng trên cùng một tên miền
Ví dụ, bạn đang đọc bài viết SEO là gì của Minimo. Trong bài viết này sẽ có những link bài viết khác của Minimo như “Copywriting là gì? Yếu tố cơ bản trong ngành và phương pháp trở thành copywritting chuyên nghiệp” và những bài viết này đều của Minimo.
External link là các liên kết trỏ đến các trang bên ngoài của trang web.
Ví dụ: nếu bạn nhấp vào liên kết này, bạn sẽ vào trang Facebook của Minimo; liên kết này sẽ là link Google Map của công ty Minimo.
Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong SEO Onsite – những thứ bên trong website. Vậy những thứ bên ngoài thì sao?
2. SEO Offsite
Link Building: là hoạt động liên quan nhiều nhất đến SEO ngoài trang web.
Đây là một quá trình có được những liên kết từ website bên ngoài dẫn đến trang web của bạn. Nó còn có tên gọi khác đó là Backlink.
Nghe đến đây, chắc hẳn bạn sẽ thấy nó có một chút gì đó quen quen.
Và đúng như vậy, Backlink và External Link có sự liên quan với nhau.
Vậy làm sao để phân biệt cả Internal Link, External Link và Backlink?
Ví dụ,
Website A
Website B
Bên trong trang X của website A sẽ có:
Website A
|
Website B
|
Bên trong trang X của website A sẽ có:
Link dẫn đến những trang khác trong website A (page Y, Z…) (1)
Link dẫn đến trang M bên trong Website B (2)
|
Bên trong trang M của website B sẽ có:
Link dẫn đến những trang khác trong website B (page N, L…)(3)
Link dẫn đến trang X bên trong Website A (4)
|
Đối với trang X của Website A:
(1): Internal Link.
(2): External Link.
(4): Back Link.
|
Đối với trang M của Website B:
(3): Internal Link.
(4): External Link.
(2): Back Link.
Vậy chắc có lẽ bạn đã phần nào tưởng tượng được tầm quan trọng của Backlink đung không?
|
Nếu như bài viết của bạn được xuất hiện, được giới thiệu từ một Website khác, Google sẽ xem đó như là một phiếu bầu, điểm tín dụng tốt dành cho Website của bạn, giúp bạn được hiển thị nhiều hơn trên SERP.
Entity Building: là yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.
Entity là một thực thể, có thể là con người, sự vật, địa điểm, khái niệm, số liệu, ý tưởng,… hội tụ đủ 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất, có thể xác định rõ ràng và có thể phân biệt được.
Nhiệm vụ của Entity Building chính là xác lập được thương hiệu của bạn trên Internet. Khi đó, Google có thể xác định được độ “uy tín” và “tính xác thực” trang web của bạn.
PHẦN 3: SEO VÀ CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Trên thực tế, bạn có thể tưởng tượng Website, Công cụ tìm kiếm (lấy ví dụ cụ thể ở đây là Google) và Internet hình thành thành một thế “ kiềng ba chân” tác động và hỗ trợ lẫn nhau, hoạt động trên một nguyên tắc đơn giản.
Website cung cấp những thông tin lên Internet với nhiều phương tiện khác nhau. Website cũng đăng bài lên Google. Google sẽ lưu tạm thông tin trong bộ nhớ, sau đó sẽ lên Internet chứng thực những thông tin mà Website cung cấp có đúng với sự thật hay không. Và Internet cũng chính là nơi mà những website đưa thông tin lên để Google kiểm tra và chứng thực.
1. Website
Website đến Google
Đưa Website lên Google là điều căn bản và cốt lõi nhất trong SEO. Các bước đưa Website lên Google cũng được mô tả sơ lược ở những phần trên.
ONPAGE chính là một phần của quá trình này.
Nếu bạn Onpage tốt, Google sẽ đánh giá cao Website của bạn hơn, và cơ hội on top bài viết của bạn cũng sẽ cao hơn.
Fix Audit Guideline, sử dụng schema cũng rất quan trọng.
Đây là bước giúp website đáp ứng được những yêu cầu của Google đưa ra.
Google sẽ đọc bài viết của bạn theo ngôn ngữ của riêng nó. Trong quá trình “phiên dịch” thành ngôn ngữ của Google, nếu đáp ứng được những quy tắc chung, quá trình ấy sẽ đỡ phức tạp hơn, và thời gian Google xử lý Website của bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Website đến Internet
Bạn cần thực hiện nhiều cách nhất có thể để Google có thể nhìn thấy thông tin của Website trên Internet và xác định những gì bạn nói trên Website là đúng.
Ví dụ, bạn mở một Website cho doanh nghiệp của mình. Để Google xác nhận rằng doanh nghiệp bạn thật sự có tồn tại, nó phải đi kiểm tra thông tin trên Internet.
Bạn có thể cung cấp thêm nhiều thông tin để Google dễ dàng tìm thấy trên Internet dựa vào Entity Building.
Có nhiều cách như: đăng thông tin doanh nghiệp của bạn lên nhiều nền tảng khác nhau (Facebook, Linkedln,…) hay cài đặt vị trí của công ty lên Google map,… điều này không chỉ giúp Entity hiệu quả mà còn gia tăng tần suất xuất hiện của Brand trên các Social.
Việc khai báo tên công ty, số điện thoại, địa chỉ, mã số thuế,…trên các social cũng là một phần trong công việc này.
2. Google
Như đã nói bên trên, Google sẽ đồng thời làm song song hai việc là đọc website và xác thực thông tin trên Internet.
Google có một tiêu chuẩn riêng khi đọc Website, cần tối ưu hóa Website để Google quét web dễ dàng hơn.
Sau khi nhận thông tin, Google sẽ lưu tạm và xác thực thông tin trên Internet dựa vào những gì bạn đã đưa lên, có thể dựa vào những Internal Link và External Link. Những liên kết đó giúp cho độ nhận biết của những trang web cao hơn, xuất hiện dày đặc hơn trên Internet.
3. Internet
Đây có thể xem là nơi Google và Website gặp nhau.
Những Backlink trả về trang web sẽ là một trong những bằng chứng tốt nhất chứng minh sự tồn tại của Website.
Nếu trang web của bạn được xuất hiện trong những Website khác, Google sẽ công nhận độ uy tín và tính xác thực của bạn.
Chính vì vậy, hãy tận dụng tất cả các cơ hội để trang Web của bạn phủ sóng khắp mọi nơi.
Kết luận
Như vậy, bạn đã tìm hiểu được những yếu tố cấu tạo nên SEO. Hãy tối ưu hóa trang web của mình sớm nhất có thể để tăng lượng truy cập ngay từ bây giờ nhé!