SEO Audit: Phân loại & 14 yếu tố Audit Website tăng Traffic

SEO Audit: Định nghĩa, lợi ích và cách Audit giúp tăng trưởng Traffic Website

SEO Audit Website Technical

Mình là Phúc

SEO tại MINIMO SEO

Kiểm tra trang web là điều không thể thiếu trong SEO, giúp bạn nắm được tinh hình website và khắc phục kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Trong bài viết này, bạn sẽ biết được định nghĩa, tầm quan trọng, các loại audit website và 14 cách audit website vô cùng chi tiết.
Hãy cùng theo dõi nhé!

Audit website là gì?

Audit là một quá trình kiểm tra, đánh giá một thứ gì đó. Audit Website chính là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng của một website trên nhiều góc độ như content, onpage, offpage,…, xem nó đã được tối ưu hóa toàn bộ chưa.
Quá trình này sẽ kiểm tra toàn bộ những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của trang web trên công cụ tìm kiếm, giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tình trang website (vấn đề nội dung, phân tích từ khóa, khía cạnh kỹ thuật,….), nhằm sửa chữa kịp thời, tăng lưu lượng truy cập và khả năng chuyển đổi.

Tại sao audit website lại quan trọng?

Audit website sẽ mang lại những lợi ích SEO cho trang web của bạn như:

1. Có thể so sánh trang web của bạn và đối thủ cạnh tranh

Bạn có thể kiểm tra và thu thập thông tin của các đối thủ cạnh tranh, từ đó xác định bộ từ khóa, tuyến nội dung phù hợp với website của mình.
Điều này cũng giúp bạn dễ dàng đưa ra những chiến dịch mới cho doanh nghiệp.

2. Có thể cải thiện SEO website

Thông qua quá trình kiểm tra trang web, bạn có thể xác định được những điều mình còn sai sót (spam từ khóa, anchor text không khớp với liên kết,…) và tìm ra cách khắc phục tích hợp.
Việc kiểm tra cũng giúp bạn theo dõi xem website có đang dính các án phạt của google hay không và giải quyết nhanh chóng.

3. Có thể tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Audit website cũng giúp bạn đánh giá lại tính hiệu quả của trang web về mặt thu hút khách hàng tiềm năng và chuyển đổi. Bạn có thể sẽ phát hiện ra những cơ hội mình đã bỏ lỡ trước đây để biến người truy cập thành khách hàng của mình.

4. Có thể tối ưu hóa hiệu suất trang web

Quá trình kiểm tra sẽ đánh giá được mức độ thân thiện của website đối với Google và cả các thiết bị truy cập. Từ đó tăng trải nghiệm của khách hàng, giữ chân họ ở lại website của bạn lâu hơn.

5. Có thể phát hiện vấn đề sớm hơn

Bạn có thể xác định những vấn đề tiềm ẩn (liên kết hỏng, nội dung ẩn, thời gian tải trang dài,…) và giải quyết trước khi chúng làm chuyển hướng lưu lượng truy cập.

Các loại Audit website hiện nay

Có 4 dạng audit chính trên website:

  • Audit kỹ thuật
  • Audit SEO
  • Audit nội dung
  • Audit backlink

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn nhé!

1. Audit kỹ thuật

  • Thiết kế: Thiết kế trang web đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Một trang web có cấu trúc rõ ràng, dễ nhìn sẽ gây được thiện cảm với người dùng và cả Google cũng dễ dàng thu thập data trang web hơn.
  • Robot: Tệp robots.txt ảnh hưởng đến việc google đến crawl data trang web. Kiểm tra tệp robots.txt để đảm bảo không có trang nào bị chặn ngoài ý muốn.
  • Schemas: Google sẽ dựa vào schema để phân tích nội dung trên trang web của bạn, từ đó đưa website lên trang kết quả tìm kiếm khi người dùng truy vấn về chủ đề đó. Một số dạng schema phổ biến: blog schema, Article schema, FAQ schema, Local business schema, Organization schema, Review schema, Product schema, Breadcrumbs, Sitelink, Video, Event, Job Posting, …
  • Mix nội dung: đây là trường hợp phần content trang web chứa cả nội dung an toàn (HTTPS) và không an toàn (HTTP). Ví dụ: Google nghiêm cấm những hành động trang web của bạn được bảo mật bằng chứng chỉ SSL nhưng hình ảnh hoặc video đến từ nơi không an toàn.
  • Thân thiện với thiết bị di động: hiện nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại di động để truy cập trang web thay vì PC. Do đó, phải tối ưu trang web trên tất cả các thiết bị nhằm tăng trải nghiệm người dùng. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không thích việc truy cập vào một trang web bằng điện thoại lại gặp những vấn đề như lỗi font, lỗi căn chỉnh trang hay thậm chí không vào được trang web.
  • Tốc độ trang web: Thời gian tải trang cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút mọi người ở lại trang web của bạn. Tốc độ tải không nên quá ba giây. Bạn có thể tham khảo công cụ Google’s PageSpeed Insight để cải thiện tốc độ tải trang cho cả máy tính và thiết bị di động.
  • Canonical: thẻ rel= “canonical” giúp Google thấy được không có sự trùng lặp nội dung bằng cách hợp nhất các thuộc tính lập chỉ mục và liên kết vào một URL duy nhất. Sẽ rất hữu ích khi bạn có sẵn một phiên bản trang web ở nhiều URL.
  • Sitemap: Google bot sẽ dựa vào sơ đồ trang web để thu thập thông tin các site bên trong. Do đó, nếu sitemap được tối ưu, quá trình crawl data sẽ diễn ra nhanh hơn, tăng cơ hội rank top website của bạn.

2. Audit SEO

  • Keyword: việc nghiên cứu từ khóa được xem là bước đầu tiên khi SEO website. Bước này sẽ giúp bạn hiểu được intent người dùng và xây dựng được tuyến nội dung phù hợp, tăng khả năng chuyển đổi.
  • Link Profiles: dựa trên internal link và external link để đánh giá tình trạng website của bạn. Theo dõi thường xuyên hồ sơ liên kết sẽ giúp Google đánh giá cao độ uy tín và tăng thứ hạng website.
  • Hành vi của lưu lượng truy cập: phụ thuộc vào chất lượng nội dung và mức độ liên quan đến truy vấn của người dùng. Hãy cố gắng xây dựng các trang đích phù hợp với mục đích tìm kiếm của họ để tăng khả năng chuyển đổi.
  • Silo: cấu trúc silo giúp cho nội dung trên website được sắp xếp hợp lý, Google dễ dàng hiểu được nội dung website và thu thập thông tin nhanh chóng hơn.
  • Siêu dữ liệu (metadata): tối ưu metadata giúp bạn biết thêm về quản lý dữ liệu, cho phép người dùng tìm kiếm, xác định và sử dụng dữ liệu một cách dễ dàng hơn.
  • URL: URL của bạn nên ngắn gọn và giàu từ khóa để đảm bảo người dùng hiểu nội dung bên trong bài viết.
  • Hình ảnh: Nén hình ảnh của bạn bằng TinyPNG hoặc WP Smush trên WordPress để cải thiện tốc độ trang, đính kèm định dạng thích hợp (PNG, JPEG, WebP,…). Bạn cũng không nên bỏ qua alt text và cả kích thước của ảnh, cố gắng làm cho ảnh của bạn thân thiện với tất cả thiết bị, thêm hình ảnh vào sơ đồ website để quá trình thu thập dữ liệu diễn ra tốt hơn.
  • Video: tối ưu hóa video sẽ giúp quá trình lập chỉ mục nhanh chóng hơn. Hãy thêm phụ đề cho video của bạn, thumbnail hấp dẫn, tiêu đề và mô tả khớp với nội dung video,…

3. Audit nội dung

Cố gắng audit nội dung trang web ít nhất 3 tháng 1 lần để giữ nội dung luôn phù hợp với thời đại thông tin thay đổi liên tục.

  • Định hướng mục tiêu: nên xác định tệp đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó xây dựng nội dung phù hợp, khiến người dùng thoải mái khi xem nội dung web của bạn.
  • Tối ưu hóa tiêu đề bài viết: hãy thêm từ khóa vào tiêu đề của bạn để tăng hiệu quả SEO cho bài viết. Tiêu đề bài viết nên bao quát hết nội dung bên trong.
  • Tận dụng những công cụ phân tích: bạn có thể sử dụng những công cụ miễn phí (Google Analytics, MySiteAuditor, SEO optimizer, Site Analyser) để đo lường nội dung bên trong trang web như: thông tin trên các phương tiện truyền thông, backlink, độ dài nội dung, siêu dữ liệu,…
  • Phân tích số liệu thống kê: sử dụng Google Search Console hoặc Google Analytics để biết chi tiết các thông số như: tỷ lệ thoát, lượt xem trang, thời gian ở trung bình,… hay công cụ Microsoft Clarity để thu thập dữ liệu thời gian thực của người dùng đã làm gì ở trang web của bạn.

4. Audit backlink

  • Anchor text: kiểm tra những văn bản neo đã thực sự phù hợp với nội dung mà nó điều hướng đến hay không là điều rất quan trọng. Vì Google sẽ đánh giá mức độ liên quan giữa anchor text với chủ đề bài viết. Bạn cũng có thể lồng ghép một số ít từ khóa vào anchor text để tăng hiệu quả SEO.
  • Ngôn ngữ: cố gắng xây dựng link cùng một quốc gia để người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin khi được điều hướng sang trang web khác.
  • Authority: Domain Authority và Page Authority là những khía cạnh quan trọng cần theo dõi để đảm bảo tên miền và website của bạn luôn được xếp hạng cao, bot Google dễ dàng đọc được.
  • Sự liên quan: khi bạn dẫn link để điều hướng người dùng sang trang khác, cần phải đảm bảo giữa 2 trang có sự liên quan với nhau về mặt nội dung. (Ví dụ: không nên dẫn người dùng đến trang giới thiệu nội thất khi bạn bán quần áo).

Làm thế nào để Audit website?

Để bắt tay vào thực hành dễ dàng, tôi sẽ mách bạn 14 bước audit website siêu đơn giản.

1. Kiểm tra vấn đề lập chỉ mục

Các trang không được lập chỉ mục thì công cụ tìm kiếm sẽ không thể thu thập dữ liệu và xếp hạng chúng. Do đó, bạn cần phải đảm bảo website của mình đã được lập chỉ mục.

Bạn sẽ nhìn thấy biểu đồ trạng thái lập chỉ mục của tất cả các trang khi sử dụng công cụ Google Search Console, đi đến báo cáo “Trang/Pages” ở phần “Lập chỉ mục/Index” góc trái menu.


Bạn cũng nhìn thấy danh sách lý do vì sao các trang chưa được lập chỉ mục Lưu ý: không cần phải lập chỉ mục tất cả các trang, trừ phi bạn muốn xếp hạng chúng.

Một số URL có thể không cần phải lập chỉ mục:

  • Trang quản trị (Admin page)
  • Trang điều hướng
  • Trang thay thế có thẻ chuẩn (Canonical Page)
  • Trang cung cấp dữ liệu (Feed pages)

Nếu bạn muốn lập chỉ mục một trang, hãy khắc phục những vấn đề mà nó đang gặp phải và nhấp vào nút “Xác thực bản sửa lỗi/Validate Fix”.

Ngoài ra, bạn có thể nhập URL vào thanh tìm kiếm trên bảng điều khiển để kiểm tra trang web đó đã được lập chỉ mục chưa.

Nếu bạn muốn yêu cầu Google lập chỉ mục những trang chưa index, hoặc sau khi đã tối ưu trang web và muốn Google lập chỉ mục lại, nhấp vào mục “Yêu cầu lập chỉ mục/Request Indexing”.


Nếu bạn muốn tìm ra những vấn đề về lập chỉ mục, vào “Site Audit” và chuyển đến “Vấn đề/Issues”.


Chọn “Khả năng lập chỉ mục/Indexability” trong phần “Danh mục/Category”.

2. Kiểm tra các phiên bản trùng lặp của Website

Hãy chắc chắn Google chỉ lập chỉ mục một phiên bản trang web của bạn vì trang web có thể có trên các phiên bản khác nhau của URL (tùy thuộc vào việc có WWW trong miền và trang web có sử dụng HTTPS hay không).

Đây là tất cả các phiên bản khác nhau của trang web:

  • http://www.yoursite.com
  • http://yoursite.com
  • https://www.yoursite.com
  • https://yoursite.com

Google sẽ coi chúng là bản sao nếu website của bạn chạy trên nhiều phiên bản URL này, gây ra nhiều vấn đề với việc thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng. Ngoài ra, thứ hạng của website cũng bị ảnh hưởng vì Pagerank đã bị loãng. Hãy chọn một phiên bản đang có trạng thái tốt nhất là phiên bản chính, và sử dụng chuyển hướng 301 cho các phiên bản còn lại.

3. Thu thập thông tin trang web

Audit website dựa trên việc thu thập tất cả dữ liệu đang có của website đó. Bạn có thể mô phỏng cách Google thu thập data các trang của bạn, đứng ở góc độ Google để nhìn nhận tất cả các vấn đề liên quan đến các trang web. Sử dụng công cụ Site Audit để thực hiện các bước kiểm tra. Đầu tiên, nhập tên domain và chọn những thông tin tương ứng.

Nhấp vào “Bắt đầu kiểm tra/Start Site Audit” để thu thập thông tin.

Bạn sẽ nhận được các kết quả như sau:

Site health là mục quan trọng mà bạn cần phải chú ý vì đây là những chỉ số tổng thể về tình trạng SEO của trang web dựa trên số lượng và mức độ các vấn đề được tìm thấy.

Các thông số tiếp theo mà bạn cần quan tâm là “Lỗi/Errors”, “Cảnh báo/Warnings”, và “Thông báo/Notices”.

Bạn nên ưu tiên sửa các lỗi hiện có trên trang web, sau đó cẩn trọng với phần cảnh báo và cuối cùng là xem xét các nội dung được thông báo.

Ngoài ra, mục “Báo cáo chuyên đề/Thematic Reports” cũng giúp bạn dễ dàng xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh kỹ thuật SEO.

Tuy nhiên, mục đích chính của công cụ này là giúp bạn tìm ra vấn đề của trang web. Do đó, hãy nhấp vào tab “Vấn đề/Issues”:

Nhấp vào từng vấn đề để hiển thị danh sách tất cả các URL đang gặp vấn đề đó.
Một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải:

  • Khả năng thu thập data: ví dụ: một số trang có mã trạng thái 5xx.
  • Sự cố chuyển hướng: ví dụ: một số chuyển hướng của bạn bị trùng lặp.
  • Sự cố về sơ đồ trang web: ví dụ: tìm thấy một số trang không chính xác trong sitemap.
  • Sự cố với HTTPS: ví dụ: các trang HTTPS liên kết đến các trang HTTP.
  • Vấn đề về liên kết nội bộ: ví dụ: một vài liên kết nội bộ bị hỏng.
  • Vấn đề SEO trên trang: ví dụ: không có thẻ tiêu đề cho một số trang.
  • Vấn đề về đánh dấu: ví dụ: một số cấu trúc đánh dấu dữ liệu không tuân thủ nguyên tắc của Google.
  • Vấn đề về hiệu suất: ví dụ: một số trang tải chậm.

Nếu bạn không biết bắt đầu khắc phục từ đâu, hãy nhấp vào mục “Tại sao và cách khắc phục/Why and how to fix it”.

Lưu ý: bạn nên kiểm tra trang web thường xuyên để theo dõi tiến trình và kịp thời ngăn chặn các vấn đề vừa phát sinh trên website của bạn.

4. Kiểm tra các thao tác thủ công

Nếu trang web của bạn vi phạm chính sách của Google, thì trang web có thể sẽ bị giảm thứ hạng vì dính hình phạt thủ công của Google. Một số lý do mà website bị dính hình phạt:

  • Nhồi nhét từ khóa
  • Liên kết không tự nhiên
  • Các loại thư rác
  • Nội dung mỏng, không mang lại giá trị

Sử dụng công cụ Google Search Console để kiểm tra trang web có đang bị phạt hay không. Ở menu bên trái, bạn sẽ thấy phần “Thao tác thủ công và bảo mật/Security & Manual Actions”, nhấp vào mục “Thao tác thủ công/Manual actions” để kiểm tra.

Nếu trang web không may bị Google áp dụng hình phạt thủ công, hãy cố gắng khắc phục các vấn đề hiện hữu và đưa ra yêu cầu kiểm tra lại website đến Google.

5. Kiểm tra các vấn đề về tính thân thiện với các thiết bị di dộng

Ngày nay, người dùng thường truy cập web bằng các thiết bị di động thay vì PC như trước. Do đó, thân thiện với các thiết bị khác nhau chính là hành động tăng trải nghiệm của người dùng. Thân thiện với thiết bị di động được xem là một yếu tố xếp hạng kể từ năm 2015, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xếp hạng của website.

Để kiểm tra, nhấp vào “Khả năng sử dụng trên thiết bị di động/Mobile Usability” trong phần “Trải nghiệm/Experience” ở menu bên trái trong công cụ Google Search Console.

Bạn có thể nhìn thấy tổng quan về khả năng truy cập các trang như hình bên dưới.

Công cụ cũng cung cấp các vấn đề liên quan như sau:

Bạn cũng có thể mở rộng từng vấn đề để xem các trang bị ảnh hưởng.

Sau khi khắc phục tất cả vấn đề, bạn hãy chọn “Validate Fix” để đảm bảo Google kiểm tra lại trang và xác nhận rằng sự cố đã được giải quyết.

6. Phân tích tốc độ trang web

Tốc độ trang cũng là một yếu tố xếp hạng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Theo một nghiên cứu, trang tải càng chậm thì tỉ lệ người dùng rời khỏi trang web sẽ càng cao.

Để kiểm tra tốc độ trang web, nhấp vào “Hiệu suất trang web/Site Performance” trong công cụ Site Audit.

Công cụ sẽ hiển thị tất cả các vấn đề đang làm ảnh hưởng đến thời gian tải web của bạn.

Nếu bạn muốn biết cách giải quyết mà công cụ đề xuất, nhấp vào mục “Tại sao và cách khắc phục/Why and how to fix it”.

Giải quyết càng nhiều vấn đề thì tốc độ tải trang sẽ càng cải thiện.

7. Phân tích các chỉ số quan trọng về trang web chính

  • Năm 2020, Google giới thiệu 3 chỉ số mới liên quan đến tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng:
  • Largest Contentful Paint (LCP): đo lường thời gian tải khối lượng lớn nhất của nội dung đầu tiên trên trang web.
  • First Input Delay (FID): đo khoảng thời gian từ khi người dùng lần đầu tương tác với trang của các bạn cho đến khi trình duyệt thực sự có khả năng phản hồi với tương tác đó.
  • Cumulative Layout Shift (CLS): đo lường mức độ thay đổi bố cục của trang đối với người dùng, cũng như độ ổn định hình ảnh.

3 yếu tố này được gọi chung là Core Web Vitals.

Bạn có thể kiểm tra 3 chỉ số này bằng Google Search Console. Nhấp vào “Core Web Vitals” trong phần “Experience” ở menu bên trái. Báo cáo sẽ liệt kê các vấn đề hiện có ở PC và các thiết bị di động.

Công cụ sẽ cung cấp những thông tin vô cùng chi tiết về mọi vấn đề của Core Web Vitals mà trang web của bạn có thể gặp phải, giúp bạn phân biệt giữa các trang có vấn đề nghiêm trọng (“URL kém”) và những trang chỉ cần cải thiện. Ngoài ra, công cụ Site Audit cũng giúp bạn phân tích Core Web Vitals.

Bạn sẽ thấy bảng phân tích của từng số liệu.

Khi kéo xuống, bạn sẽ nhìn thấy các trang được phân tích, chứa số liệu và theo dõi tiến trình của một trang theo thời gian.

Bạn cũng có thể nhấp vào nút “Chỉnh sửa danh sách/Edit List” để kiểm tra thủ công các vấn đề về Core Web Vitals của 10 URL.


Nhấp vào “Lưu/Save” sau khi chỉnh sửa.

8. Phân tích các liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ:

  • Giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web của bạn.
  • Giúp người dùng điều hướng trang web của bạn.
  • Giúp bạn hướng giá trị liên kết trực tiếp ( “authority” hoặc “link juice”) đến các trang quan trọng nhất.

Sử dụng Site Audit để kiểm tra các Internal link.


Công cụ sẽ cung cấp danh sách các vấn đề liên quan đến liên kết nội bộ và mẹo về cách khắc phục chúng.


Báo cáo cũng sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan hữu ích về các trang dựa trên Xếp hạng liên kết nội bộ (ILR).


Thông qua bước này, bạn sẽ xác định được:

  • Các trang quan trọng không có đủ liên kết nội bộ (để bạn có thể trỏ thêm liên kết nội bộ tới chúng).
  • Các trang có ILR tốt (để bạn có thể sử dụng chúng để phân phối giá trị liên kết đến các trang khác).

9. Kiểm tra Organic Traffic

Để xem thông tin về Organic traffic, hãy truy cập Google Search Console và mở mục “Kết quả tìm kiếm/Search Result” trong phần “Hiệu suất/Performance” trong menu.


Kết quả sẽ hiển thị 4 chỉ số chính, điều bạn cần quan tâm là “Tổng số lần nhấp chuột” – số lần người dùng nhấp qua trang web của bạn trong một khoảng thời gian.


Bạn cũng có thể xem kết quả theo các mục: truy vấn, trang, thiết bị và quốc gia.

10. So sánh với đối thủ cạnh tranh của bạn

Hãy sử dụng Domain Overview để kiểm tra thông số website của đối thủ.
Đầu tiên, nhập tên miền, quốc gia của bạn và nhấp vào “ Tìm kiếm/Search”.


Sau đó, đi đến tab “So sánh tên miền/Compare domains”.
Bạn có thể chọn tối đa bốn tên miền của đối thủ cạnh tranh. Nếu vẫn chưa xác định được đối thủ của mình là ai, hãy kiểm tra các trang web mà công cụ gợi ý cho bạn.
Nhấp vào “So sánh/Compare” để xem kết quả.


Để có được cái nhìn tổng quan nhất, hãy chú ý đến:

  • Authority Score: chất lượng tổng thể của domain theo thang điểm từ 1 đến 100 (dựa vào backlink, traffic và các yếu tố khác).
  • Organic Traffic: lưu lượng truy cập không trả tiền.
  • Organic Keywords: hiển thị số lượng từ khóa mà domain xếp hạng.
  • Referring Domains: hiển thị có bao nhiêu tên miền khác nhau liên kết đến trang đang phân tích.


Bạn có thể tham khảo backlink và keyword của đối thủ để cải thiện website của mình.

11. Tìm từ khóa bạn đang bỏ lỡ

Công cụ Keyword Gap sẽ giúp bạn trong quá trình này. Hãy nhập tên miền của bạn và 4 tên miền của đối thủ cạnh tranh, nhấp vào “So sánh/Compare”.

Kết quả sẽ hiện ra như hình dưới đây. Bạn nên chú ý vào 2 yếu tố sau:

  • Thiếu/Missing: từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn xếp hạng (nhưng bạn thì không).
  • Yếu/Weak: từ khóa mà đối thủ của bạn xếp hạng cao hơn bạn

12. Tìm ra cơ hội backlink bị bỏ lỡ

Hãy sử dụng công cụ Backlink Gap để kiểm tra các liên kết ngược.
Nhập tên miền của bạn và tên miền của tối đa bốn đối thủ cạnh tranh vào khung tìm kiếm, sau đó nhấp vào “Find Prospects”.


Công cụ sẽ hiển thị danh sách các tên miền liên kết với đối thủ cạnh tranh của bạn nhưng không liên kết với bạn.


Những website này có khả năng sẽ liên kết đến trang web của bạn vì chúng đã liên kết đến các trang web tương tự (đối thủ cạnh tranh của bạn).
Nhấp vào mũi tên bên cạnh con số chỉ số lượng backlink từ một tên miền nhất định để hiển thị các trang cụ thể liên kết đến đối thủ cạnh tranh, văn bản liên kết và URL mục tiêu.


Bạn có thể thử sao chép các Backlink này.
Chọn những mục có liên quan đến trang web của bạn, nhấp vào “Start outreach” ở góc trên bên phải.


Thao tác này sẽ đưa những mục tiêu mà bạn đã chọn đến công cụ “Link Building”, giúp bạn:

  • Tìm kiếm backlink tiềm năng từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Liên hệ với chủ sở hữu tên miền và yêu cầu họ cung cấp Backlink.
  • Theo dõi tiến trình các chiến dịch tiếp cận khách hàng của bạn.

13. Kiểm tra và cải thiện các trang chính của bạn

Bạn nên xem xét cụ thể các trang quan trọng nhất của website, phân tích hiệu suất và tìm cách cải thiện chúng. Tôi đề xuất cho bạn công cụ “On Page SEO Checker”.
Bạn không cần phải kiểm tra tất cả các trang của mình. Thay vào đó, hãy tập trung vào:

  • Trang mang lại nhiều chuyển đổi nhất.
  • Nhắm vào các từ khóa quan trọng nhất.

Công cụ này sẽ so sánh dữ liệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh xếp hạng hàng đầu, cung cấp các mẹo hữu ích để cải thiện thứ hạng của bạn.



Để kiểm tra ý tưởng của một trang cụ thể, chuyển đến tab “Ý tưởng tối ưu hóa/Optimization ideas”, nhấn vào nút màu xanh bên cạnh.


Bạn sẽ nhận được danh sách chi tiết tất cả các đề xuất của công cụ (các mẹo và mức độ khó)

14. Theo dõi thứ hạng của bạn

Sử dụng các công cụ theo dõi thứ hạng là một trong những cách tốt nhất để luôn theo dõi hiệu suất trang web của bạn:

  • Theo dõi thứ hạng trang web của bạn dựa trên từ khóa bạn quan tâm.
  • Kiểm tra cách xếp hạng trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) ở từng khu vực.
  • So sánh thứ hạng của bạn với thứ hạng của đối thủ cạnh tranh.
  • Nhận thông báo khi thứ hạng của trang web thay đổi.

Bạn có thể nhập tên miền vào công cụ “Position Tracking”.


Nhập từ khóa bạn muốn theo dõi bằng cách thủ công, từ tệp bên ngoài hoặc sử dụng các đề xuất mà Semrush đưa ra.



Bạn có thể theo dõi sự thay đổi vị trí của mình trong bảng xếp hạng.



Nhấp vào biểu tượng chuông nhỏ ở góc trên cùng bên phải để thiết lập cảnh báo tức thì về những thay đổi (ví dụ: từ khóa lọt vào 10 kết quả hàng đầu) đến email của bạn.


Kết luận

Bạn vừa tìm hiểu xong những thông tin cần biết về Audit website. Hy vọng thông qua 14 phương pháp trên, quá trình audit của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

  • https://www.gbim.com/what-is-a-website-audit-and-why-is-it-necessary/
  • https://www.semrush.com/blog/seo-audit/
Mình là Phúc
im.dohoangphuc tên đầy đủ là Đỗ Hoàng Phúc, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, tốt nghiệp tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên ngành địa chất. Phát hiện niềm đam mê với Marketing, đặc biệt là SEO. Phúc đã dành khoảng thời gian từ 2018 để tìm hiểu, thực hành và áp dụng SEO vào doanh nghiệp của mình.

Nhận file Audit website trong 48h

Đằng nào cũng SEO, tại sao không để Minimo thử Audit cho bạn

Hãy để Minimo SEO làm bạn bất ngờ vì những giá trị bạn nhận được. Tất cả đều miễn phí

124 đường số 6 KDC Cityland Park Hill, Phường 10, Quận Gò Vấp, HCM

Stay in the loop