Copywriting là gì? Yếu tố cơ bản trong ngành và phương pháp trở thành copywritting chuyên nghiệp

Copywriting là gì? Yếu tố cơ bản trong ngành và phương pháp trở thành copywritting chuyên nghiệp

Mình là Phúc

SEO tại MINIMO SEO

Nếu bạn muốn

  • Bán được nhiều sản phẩm
  • Có nhiều khách hàng tiềm năng
  • Đạt nhiều lượt truy cập

Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. Tất tần tật về copywriting sẽ được tóm gọn trong một bài viết.

PHẦN 1: COPYWRITING VÀ NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN

Copywriting là gì
Những điều cơ bản trong copywriting.

Copywriting là gì?

Copywriting là nghệ thuật tạo ra nội dung thật thu hút được lên ý tưởng một cách chiến lược nhằm thúc đẩy và tăng doanh số bán hàng. Copywriting xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ những email và các bài blogs, các video quảng cáo hấp dẫn, hay những tờ rơi xuất hiện trên đường.

Copywriting là gì
Copywriting tạo ra các nội dung thu hút người đọc để tăng doanh số bán hàng.

Cụ thể hơn, copywriting là một chiến lược sản xuất nội dung tiếp thị hiệu quả những sản phẩm, dịch vụ hoặc khái niệm nào đó cho đối tượng mục tiêu, tập trung vào mục đích thuyết phục người đọc thực hiện một hành động cụ thể như mua sản phẩm, tham dự một sự kiện hay đăng ký một chương trình nào đó…

Copywriter cần phải viết ra một nội dung, trong đó có những đặc tính đặc biệt của sản phẩm, sử dụng nhiều yếu tố kích thích khác nhau để khơi dậy sự quan tâm của người đọc, nhằm tạo ra sự chuyển đổi và bán hàng.

Các loại Copywriting

Có rất nhiều dạng copywriting hiện nay, nhưng chắc có lẽ rất ít người phân biệt được. Vậy copywriting đa dạng đến mức nào?

Dưới đây là những dạng copywriting phổ biến:

Copywriting là gì
Phân loại chi tiết nhất về copywriting.

1. Copywriting phản hồi trực tiếp (Direct Response)

Copywriting phản hồi trực tiếp là dạng nhằm mục đích khách hàng nhận được phản hồi ngay lập tức. Đây có thể là một đoạn quảng cáo trực tiếp yêu cầu bạn thực hiện hành động ngay bây giờ, chẳng hạn mua sản phẩm hoặc đăng ký dịch vụ, hay đăng ký nhận bản tin miễn phí, có thể nhìn thấy qua những hình thức như: thư bán hàng dạng video (Video sales letters), catalogs, quảng cáo theo dạng bài viết, email bán hàng …

2. Copywriting từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C)

Các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng như Amazon, Dell,…cũng cần có những tư liệu đầy đủ về copywriting cả về trực tiếp và trực tuyến để quảng bá sản phẩm đến khách hàng.

Quy trình bạn tìm kiếm sản phẩm đến lúc mua hàng nhìn thì đơn giản nhưng thực chất liên quan rất nhiều tới copywriting. Bất kỳ một nguồn thông tin, mô tả hay đánh giá sản phẩm, các ưu đãi mà bạn nhìn thấy, những tài liệu in ấn tại cửa hàng, chương trình khuyến mãi đặc biệt…tất cả đều là những dạng khác nhau của copywriting.

3. Copywriting từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B)

Copywriting B2B cũng tương tự với B2C, nhưng B2B là doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Các dạng tiếp thị B2B phổ biến là: sách điện tử ,bản tin trực tuyến và in ấn, thông cáo báo chí, trang web…

4. Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Thuật ngữ này đề cập đến việc sử dụng nội dung thông tin nhằm thu hút và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng trong ngắn hạn, mục tiêu chính đó là biến họ trở thành người mua trong tương lai.

Ví dụ như: Bài đăng trên blog, trang bài viết, trang sản phẩm, sách,…

5. Copywriting trên phương tiện truyền thông xã hội (Social Media Copywriting)

Các copywriter truyền thông xã hội chịu trách nhiệm về nhiều nội dung khác nhau, chẳng hạn như viết bài đăng cho Instagram, Twitter và Tik Tok, xuất bản các bài viết trên các trang web như Medium và LinkedIn và viết kịch bản cho các kênh video.

6. Copywriting quảng cáo (Ad Copywriting)

Quảng cáo đã trở thành thứ không thể thiếu trong việc đưa sản phẩm đến với khách hàng. Quảng cáo thường là nội dung ở dạng ngắn hơn nhưng có thể thu được kết quả lớn cho bạn và khách hàng của bạn. Ad copywriting sẽ ở dạng ngắn gọn, nhiều thông tin và có nhu cầu tiếp thị giới thiệu sản phẩm.

7. Copywriting quảng cáo sáng tạo (Creative Copywriting)

Copywriter sáng tạo sẽ đóng góp những câu cửa miệng thú vị, thông minh, dí dỏm, hấp dẫn giúp xây dựng thương hiệu, bán sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc thêm vào trải nghiệm của khách hàng. Công việc này đòi hỏi tính sáng tạo hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ cần tìm hiểu thông tin và viết bài như những dạng khác.

8. Copywriting dạng kỹ thuật số (Digital Copywriting)

Công việc này tập trung vào sáng tạo nội dung cho các trang web, có thể yêu cầu để viết cho một trang web mới, sửa đổi các trang hiện có hoặc viết các trang bổ sung. Thường thì dạng copywriting này sẽ được kết hợp với SEO để tối ưu hóa trang web hơn.

9. Marketing Copywriting

Là một copywriter tiếp thị, mục tiêu bài viết của bạn là kết nối với đối tượng mục tiêu và dẫn họ xuống kênh tiếp thị. Từ nhận thức đến cân nhắc chuyển đổi sang lòng trung thành và cuối cùng là vận động cho thương hiệu của khách hàng.

10. SEO Copywriting

SEO copywriter tạo ra nội dung được thiết kế để thu hút lưu lượng truy cập tìm kiếm không phải trả tiền, sử dụng từ khóa và số liệu để chọn chủ đề và tối ưu hóa nội dung cho các công cụ tìm kiếm.

Trong một số trường hợp, khách hàng sẽ cung cấp nghiên cứu từ khóa cho bạn và trong những trường hợp khác, bạn sẽ phải tự thực hiện. Trong trường hợp nào thì bạn cũng phải đảm bảo bạn đang sử dụng đúng từ và cụm từ liên quan đến nội dung mà khách hàng của bạn đang nhắm đến để xếp hạng.

11. Copywriting kỹ thuật

Copywriter kỹ thuật sẽ tạo ra các hướng dẫn về quy trình, thủ tục cũng như viết sách giấy, sách điện tử và nội dung trang web. Công việc của bạn là biến nội dung đó trở nên dễ hiểu đối với những người ít hiểu biết về chuyên môn.

Mặc dù chia thanh nhiều dạng, nhưng mục đích của copywriting cũng chỉ có một, đó là dùng lời văn thuyết phục người khác.

Copywriting cũng là viết, content writing cũng là viết. Vậy làm sao để phân biệt cả hai?

Cách phân biệt Copywriting và Content Writing

Copywriting là gì
Phân biệt content và copywriting

Có thể hiểu đơn giản, Content writing là viết nội dung để thông báo, cung cấp thông tin, giáo dục hoặc giải trí cho các đối tượng mục tiêu. Cách tiếp cận với khách hàng này sẽ chậm hơn, nhưng sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng một cách từ từ, để họ quay trở lại với bạn vào lần sau.

Copywriting cũng tương tự với content writing ở chỗ cung cấp thông tin, thì mục đích sâu hơn của nó là thuyết phục đối tượng mục tiêu và quảng cáo sản phẩm.

Với mục đích quảng cáo, văn phong trong lời viết sẽ có sự thúc đẩy, kích thích người đọc hơn, khiến họ có động lực nhấp vào liên kết, chấp nhận bản dùng thử miễn phí, mua hàng,…tùy vào từng mục đích của bạn.

Vậy thì, copywriting có quan trọng không khi trong thời đại hiện nay có rất nhiều video và podcast xuất hiện?

Hãy theo dõi tiếp để trả lời cho câu hỏi này nhé!

Vì sao Copywriting lại quan trọng?

Copywriting sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn những lợi ích sau đây:

  • Nhận tỷ lệ chuyển đổi cao hơn trên các trang chính
  • Cải thiện cấu trúc sự trôi chảy của bài viết
  • Nhận được nhiều tương tác hơn trên các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội
  • Có nhiều người chia sẻ nội dung của bạn
  • Thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Có thể thấy rằng, copywriting cải thiện hầu như toàn bộ các yếu tố tiếp thị sản phẩm của  bạn.

Một copywriter cần có gì?

Một copywriter thường phải có một kế hoạch trước khi ngồi viết. Họ cần phải trau dồi thêm các kỹ năng sau để tạo sức thuyết phục với khách hàng:

  • Kỹ năng viết thành thạo và trôi chảy: tạo ra bài viết súc tích, rõ ràng, hấp dẫn người đọc.
  • Hiểu rõ đối tượng mục tiêu: phân tích và hiểu rõ khẩu vị của người đọc để đánh đúng vào tâm lý của họ, điều chỉnh nội dung theo yêu cầu và mong muốn của mục tiêu.
  • Kể chuyện thuyết phục: sử dụng khả năng viết điêu luyện để thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm
  • Khả năng thích ứng: viết cho các ngành nghề, đối tượng mục tiêu khác nhau, khả năng thích ứng nhanh sẽ giúp người viết nắm bắt sản phẩm dễ dàng hơn, điều chỉnh phong cách phù hợp.
  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích sản phẩm: Tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu để tạo ra bài copywriting chính xác.

Những kỹ năng này trao dồi bằng cách nào đây?

Câu trả lời là:

Theo dõi tiếp nhé!

Nội dung dưới đây sẽ chỉ bạn cách viết bài tập trung vào ý muốn của khách hàng.

PHẦN 2: COPYWRITING TẬP TRUNG VÀO KHÁCH HÀNG

Copywriting là gì
Copywriting nên tập trung vào khách hàng

Phương pháp này chỉ cần tập trung vào một mục tiêu đơn giản: viết bài như phong cách của khách hàng! Khi đó, khách hàng sẽ cảm thấy sản phẩm này rất phù hợp với tính cách và mong muốn của bản thân.

Vậy cần phải viết như thế nào đây?

1. Chủ đề reddit

Nói đơn giản, Reddit là trang web mang tính giải trí từ nội dung, tin tức xã hội, diễn đàn trực tuyến, nơi mà cộng đồng thành viên có thể tranh luận hoặc trao đổi bất kỳ điều gì mới lạ bạn có thể nghĩ được để đăng tải. Đồng thời bạn có thể đăng tải nội dung trực tiếp thông qua văn bản, hình ảnh, video,… hoặc dẫn link từ các nguồn khác về.

Hãy truy cập vào một chủ đề trên reddit mà khách hàng mục tiêu của bạn đang quan tâm. Từ đó nghiên cứu những suy nghĩ của khách hàng về chủ đề, mặt hàng, sản phẩm đó, để viết bài đánh vào tâm lý của họ.

Cách làm này cũng có thể áp dụng ở các diễn đàn khác nhau. Và reddit là một ví dụ.

2. Đánh giá trên các sàn thương mại điện tử

Lấy Shopee ra làm ví dụ.

Ở phần đánh giá sản phẩm, ngoại trừ những trường hợp đánh giá 5 sao vì xu, hay vì seeding cho nhãn hàng, đâu đó sẽ có một vài bình luận kém và đánh giá 1 sao với nội dung như:

Copywriting là gì
Ví dụ thực tế từ sàn thương mại điện tử Shopee

Và mặt hàng của bạn là áo phông. Như vậy, bạn đã có thêm một ý tưởng cho bài copywriting của mình từ bình luận vô cùng trung thực này.

Cụ thể như: “Mặt hàng của chúng tôi cam kết hình in chất lượng, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt và không gây nóng khi mặc…”

Copywriting là gì
Bạn có thể trở thành người làm copywriter chuyên nghiệp nhờ việc học thêm câu từ từ việc lướt shopee

Ngoài ra, ngay cả khi bạn không cung cấp sản phẩm thực (như các dịch vụ spa, các khoa học onl,…) bạn vẫn có thể tham khảo như trên.

Đây là một bình luận trích ra từ một cửa hàng bán sách tiếng Anh

Copywriting là gì
Copywriter giúp chúng ta giải quyết những bình luận như này tăng tính thuyết phục người khác hơn

Chắc có lẽ, nếu bạn đang viết copywriting cho một khóa học anh văn, khi đọc đến “biến người đọc như con robot thôi vì cứ áp dụng công thức là ra” thì bạn sẽ biết nên viết gì vào bài viết của mình rồi đấy.

3. Khảo sát khách hàng

Bạn có thể hỏi khách hàng của mình những câu hỏi sau đây:

  • Tại sao quyết định mua sản phẩm?
  • Điều bạn cần nhất từ sản phẩm?
  • Bạn đã thử sản phẩm tương tự trước đây chưa?
  • Điểm không hài lòng về sản phẩm?

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn nghiên cứu khách hàng, khảo sát và tạo ra sản phẩm mới, hoặc cải tiến sản phẩm của mình.

Tùy thuộc vào mặt hàng, bạn cũng có thể đặt những câu hỏi về nhân khẩu học như:

  • Độ tuổi
  • Nghề nghiệp
  • Mức lương

Từ đó khoanh vùng phân khúc khách hàng của mình.

Copywriting là gì
Bạn có thể khoanh vùng khách hàng của mình bằng khảo sát bằng form hoặc bảng câu hỏi

4. Phỏng vấn khách hàng

Các cuộc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề sâu hơn khi có thể đặt được nhiều câu hỏi liền mạch nhau căn cứ vào câu hỏi trước đó của khách hàng.

Đó chính là khác biệt với những cuộc khảo sát bằng tin nhắn qua mạng.

Ví dụ nhé:

Tôi: Bạn thích máy lọc không khí không?

Khách hàng: Tôi rất thích.

Tôi: Tại sao? Bạn đã từng sử dụng trước đó hay thấy nó hoạt động ở đâu bao giờ chưa?

Khách hàng: Tôi đã thấy nó ở nhà bạn tôi.

Tôi: Bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi biết, bạn thích nó ở chỗ nào, có điều gì bạn còn không ưng ý và muốn sản phẩm khắc phục không?

Sau đó?

Không có sau đó nữa.

5. Truyền thông xã hội

Đầu tiên, bạn hãy tìm kiếm những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên những trang mạng xã hội ( Facebook, Shopee, Lazada,…)

Sau đó, nghiên cứu những lời chê bai sản phẩm cùng một khuyết điểm nhưng xuất hiện nhiều lần.

Đó chính là thứ bạn có thể nhấn mạnh trong bài copywriting của mình nếu như sản phẩm của bạn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng qua những lời phàn nàn đó, và đây là thế mạnh của bạn so với sản phẩm khác của đối thủ.

6. Trang thảo luận săn sản phẩm

Bạn có thể lên những diễn đàn như Product Hunt Discussions để tìm hiểu suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm bạn đang bán.

Lý do là, 90% người tiêu dùng đã search google, nhưng những sản phẩm mà google đề xuất không giống với khách hàng của bạn tưởng tượng, vì vậy họ đã tìm đến những diễn đàn này.

Bạn có thể ghi lại những lời mô tả sản phẩm của khách hàng, sau đó tối ưu hóa trang đích theo những cụm từ đó.

PHẦN 3: CẦN CÓ NHỮNG CHIẾN LƯỢC NÀO ĐỂ VIẾT COPYWRITING CHUYÊN NGHIỆP

Copywriting là gì
Chiến lược giúp bạn trở thành người viết copywriting chuyên nghiệp hơn

Phần dưới đây sẽ chỉ cho các bạn cách viết bài copywriting thu hút người đọc hơn.

Cùng xem nhé!

1. Chiếc cầu tuột trơn trượt

Copywriting là gì
Bạn có thể tham khảo phương pháp “chiếc cầu tuột trơn trượt” để làm copywriting

Mục tiêu số 1 của bài copywriting đó chính là giữ chân người đọc ở lại bài viết của bạn.

Do đó, phương pháp này có tên là “ chiếc cầu tuột trơn trượt”.

Một chiếc cầu tuột trơn trượt sẽ giúp bạn di chuyển từ trên xuống dưới nhanh chóng.

Một bài quảng cáo hay, là một bài viết mượt mà, khiến người đọc đọc hết từ đầu đến cuối mà không cảm thấy buồn chán.

Vậy làm sao để khiến những chiếc cầu tuột này “trơn trượt”?

Dùng thứ mà các copywriter gọi là “Bucket Brigades

Nói đơn giản, bạn có thể thêm vào bài viết của mình những dòng như:

  • Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.
  • Bạn nghĩ sao về nó?
  • Vậy bạn có đồng ý không, nếu…

Hãy kể những mẩu chuyện nhỏ về thứ có liên quan

Hoặc tạo ra những vòng lặp trong bài viết của bạn như:

Tôi sẽ gợi ý cho bạn những sản phẩm liên quan phù hợp với sở thích của bạn sau đó, nhưng bây giờ hãy tiếp tục theo dõi những tính năng của sản phẩm chúng tôi nhé.

Điều đó sẽ khiến khách hàng tập trung vào bài copywriting của bạn hơn.

2. Công thức “AIDA”

Copywriting là gì
Công thức AIDA cũng rất hữu ích khi làm copywriting

Đây là công thức dành cho:

  • Sales pages
  • Squeeze pages
  • Đoạn giới thiệu của một bài blogs
  • Bản tin email
  • Video scripts

Vậy AIDA là gì?

A – Attention: sự chú ý

I – Interest: sự hứng thú

D – Desire: niềm mong đợi

A – Action: hành động

Ví dụ:

Bạn cần thu hút sự chú ý ngay từ dòng đầu tiên Đây là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất để bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng.
Sau đó, bạn sẽ khơi gợi sự hứng thú bằng cách đưa ra một lời hứa hẹn Bài viết này sẽ chỉ bạn bắt được sở thích của khách hàng chỉ trong 3 bước
Bạn sẽ đánh vào tâm lý người đọc khi chạm vào niềm mong đợi của họ Nếu như bạn muốn:·  Bán được hàng

·  Lượng truy cập cao

·  Tăng doanh thu

·  Nhiều khách hàng trung thành

Kết thúc bằng lời kêu gọi người đọc hành động Hãy theo dõi bài viết sau.

3. Biến tính năng thành lợi ích

Tính năng sản phẩm của bạn đảm bảo chất lượng.

Nhưng,

Đó không phải là điều mà khách hàng quan tâm.

Họ chỉ quan tâm đến lợi ích của sản phẩm nó mang lại.

Ví dụ, thay vì bạn giới thiệu “một chiếc máy khoan có mũi khoan bằng thép không gỉ, dài 20cm, vô cùng cứng cáp,…”

Bạn có thể thu hút khách hàng bằng cách đưa ra lợi ích của nó, bằng cách “mũi khoan này có thể khoan một chiếc lỗ sâu 15cm trên tường bê tông vô cùng cứng chỉ trong 2 giây”.

Điều này sẽ khiến sản phẩm của bạn trong mắt khách hàng “ngầu” hơn rất nhiều.

4. CTA trực tiếp

CTA (Call-to-action): kêu gọi hành động cuối bài viết.

Giả sử, khách hàng tiềm năng của bạn rất rất rất bận. Điều đó có nghĩa họ không có thời gian tìm hiểu bước tiếp theo nên làm. Vì vậy, hãy nói trực tiếp và chính xác điều họ cần làm.

Đừng: hãy đăng ký khoá học ngay bây giờ nhé!

Hãy: nhập số điện thoại và password vào khung dưới đây để đăng ký tài khoản ngay lập tức.

Tóm lại, hãy làm cho CTA của bạn rõ ràng và trực tiếp nhất, không cần phải quá cầu kỳ và rắc rối.

5. Bằng chứng xã hội

Có thể nói rằng, mọi người khi không biết làm gì tiếp theo, sẽ có xu hướng dựa vào hành vi của những người khác trong xã hội.

Nói dễ hiểu hơn, bằng chứng khách hàng cũ mua sản phẩm của bạn là động lực thúc đẩy khách hàng mục tiêu mua sản phẩm của bạn.

Bạn có thể nhận ra được những copywriter chuyên nghiệp thường đóng khuôn bài copywriting của mình theo công thức “kết quả – nghiên cứu điển hình – bằng chứng thực”.

Ví dụ:

Thay vì bạn nói “sản phẩm của tôi đã đạt được 1000 lượt bán”.

Bạn có thể nói: “sản phẩm của tôi đã được ca sĩ nổi tiếng A tin tưởng sử dụng”.

Vậy nếu như bạn chưa có bằng chứng xã hội thì phải làm sao?
Đây gọi là nghịch lý bằng chứng xã hội.

Bạn cần bằng chứng chứng minh đã bán được hàng để bán hàng.

Nhưng bạn cũng cần bán được hàng để có được bằng chứng chứng minh đã bán được hàng.

Đây là một thử thách thật sự.

May thay, có một phương pháp để tránh thử thách này một cách tạm thời, chính là: làm nổi bật bằng chứng mạnh nhất bạn có hiện tại.

Ví dụ: bạn đăng lên mạng xã hội một khóa học miễn phí, và bán một khóa học trả phí, nhưng có rất ít người đăng ký khóa học có phí đó.

Bạn có thể làm nổi bật số lượng người xem khóa học miễn phí của mình: “Đã có 1000 lượt truy cập khóa học chỉ trong 1 tuần”.

Copywriting là gì
Thể hiện cho khách hàng thấy được những thành tích của doanh nghiệp

Hay trường hợp khác, bạn chỉ có tổng cộng 20 khách hàng. Nhưng 3 trong số họ đã đạt được kết quả TUYỆT VỜI. Làm nổi bật 3 kết quả này trên trang chủ của bạn.

  • Sinh viên A nhờ tham gia khóa học đã đạt được 9.2 điểm môn Anh Văn trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
  • Sinh viên B đã đạt IELTS 7.0 chỉ trong vòng 6 tháng khi đăng ký khóa học.
  • Sinh viên C nằm trong top 10 thí sinh có điểm Anh Văn cao nhất đầu vào trường chuyên.

6. USP rõ ràng

USP (Unique Selling Proposition): những yếu tố tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ mà các đối thủ khác không có.

Có thể giá của bạn mềm hơn.

Có thể chất lượng nhân viên bạn tốt hơn.

Có thể bạn giao hàng rất nhanh và miễn phí.

Dù bất kỳ phương thức nào, hãy đảm bảo USP của bạn là trung tâm của bài copywriting.

Vậy nếu bạn không có USP thì sao?

Hãy…tạo ra USP.

7. Cảm giác cấp bách

Làm thế nào để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm ngay bây giờ?

Câu trả lời là:

“Ưu đãi trong thời gian có hạn”

“Số lượng có hạn”

“Chỉ còn lại 47 sản phẩm cuối cùng”

“Chương trình mở bán kết thúc vào cuối tháng”

“Cửa hàng đóng vào thứ Năm”

“Đừng bỏ lỡ”

Nhưng những điều này phải diễn ra thật sự. Nếu không, bạn sẽ gây mất lòng tin của khách hàng.

PHẦN 4: LÀM SAO ĐỂ VIẾT TIÊU ĐỀ THẬT THU HÚT?

“80% mọi người đọc tiêu đề, và chỉ 20% đọc nội dung chính bên trong”

Điều đó có đúng không?

Không biết!

Nhưng nó thể hiện một điều chắc chắn rằng: tiêu đề rất quan trọng.

Bạn có thể làm theo những phương pháp sau để “ thăng cấp” tiêu đề của mình.

1. Cực kỳ cụ thể

Tiêu đề của bạn nên cho khách hàng tiềm năng của bạn biết CHÍNH XÁC những gì họ sẽ nhận được.

“Cách bán được sản phẩm nhanh chóng”.

“Bán được hàng trong 1 tuần bằng 7 cách sau đây”.

Tiêu đề nào thu hút bạn hơn?

2. Sử dụng số trong tiêu đề

Những con số này sẽ khiến tiêu đề của bạn chi tiết hơn rất nhiều.

Hãy tiếp tục so sánh nhé!

“Kết nối với tác giả truyện trinh thám nổi tiếng nhất thế giới”.

“Giúp bạn tương tác với nhà văn trinh thám nổi tiếng nhất thế giới trước 10.000 đối thủ”

Rất rõ ràng rằng nó thu hút hơn rất nhiều.

Có một nghiên cứu từ MOZ chỉ ra rằng, các tiêu đề số nhận được nhiều nhấp chuột hơn 327% so với tiêu đề câu hỏi.

Copywriting là gì
Người dùng thích đọc những tiêu đề có con số xác thật hơn

3. Đánh vào cảm xúc

Cảm xúc sẽ là yếu tố đánh vào tâm lý người đọc trong những giây đầu tiên.

Cần có những từ khóa cảm xúc trong tiêu đề của bạn như:

  • Tuyệt vời
  • Sai lầm
  • Đột phá
  • Điên rồ
  • Nhanh chóng

Đương nhiên bạn không nên quá sa lầy vào nó.

Bạn có tin một sản phẩm trong bài viết với tiêu đề: “Một đột phá vô cùng điên rồ,với tính năng mới vô cùng nhanh chóng” hay không?

Có một công cụ sẽ giúp ích cho bạn trong việc viết tiêu đề.

“Headline Analyzer”.

Bạn chỉ cần copy tiêu đề vào thanh công cụ, nó sẽ cho điểm tiêu đề của bạn từ 0-100%.

Hãy khiến con số đó càng lớn càng tốt.

4. FOMO

Fear Of Missing Out: cảm giác sợ bị bỏ rơi, mất cơ hội.

Nó sẽ khiến tiêu đề của bạn có trọng lượng hơn rất nhiều.

Nhưng tất nhiên nó không thể áp dụng trong mọi tình huống.

Ví dụ, Agoda đã sử dụng cụm từ như “Bạn đã bỏ lỡ” để thu hút sự chú ý của mọi người đến những ưu đãi đặc biệt của họ.

Bạn có thể sử dụng các từ như “cơ hội cuối cùng“, “thời gian giới hạn“, “độc quyền“, “được đảm bảo” hoặc “bây giờ hoặc không bao giờ” để khuếch đại thông điệp FOMO của mình.

5. Phát triển dựa trên sự quan tâm của khách hàng

Tiêu đề của bạn phải trả lời được câu hỏi: “Tại sao bài viết này dành cho tôi?” – đương nhiên “tôi” ở đây là khách hàng.

Ví dụ:

– Cách để tôi có 10k followers trong 3 tháng.

– Cách để bạn tăng 10k followers trong 3 tháng.

Copywriting là gì
Phát triển dựa trên sự quan tâm của khách hàng

Chỉ một từ khóa đã giúp cho bài viết của bạn trở nên thu hút hơn.

PHẦN 5: LÀM CHỦ LỜI DẪN

Copywriting là gì
Cách dẫn dắt câu từ trong bài viết cũng rất quan trọng trong copywriting

Lời dẫn quan trọng như tiêu đề,

Thậm chí hơn.

Bởi vì khách hàng tiềm năng của bạn sẽ nán lại vài giây để đọc lời dẫn và quyết định có đọc tiếp hay không.

Nếu lời dẫn của bạn không tốt, rất có thể bạn sẽ mất đi khách hàng tiềm năng mãi mãi.

Dưới đây sẽ là những cách giúp lời dẫn của bạn thu hút hơn.

1. Bắt đầu lời dẫn bằng một sự gợi ý

Bạn có thể sử dụng những cụm sau đây trong copywriting của mình như:

  • “Cái này nghe có quen không?”
  • “Bây giờ bạn có thể [đạt được lợi ích] trong [khung thời gian] mà không cần [giải pháp chung]”
  • “Bạn có biết cảm giác…”
  • “Nghiên cứu mới cho thấy [kết quả đáng ngạc nhiên]”
  • “Giới thiệu: [tên sản phẩm]. Một cách mới để [lợi ích] được hỗ trợ bởi [bằng chứng]”
  • “Tôi đã vật lộn với [vấn đề] trong [X năm]. Cho đến một ngày…”

2. Kể một câu chuyện nhỏ

Những câu chuyện luôn là thứ lôi kéo người đọc ở lại bài viết nếu như nó đủ lôi cuốn.

Nhưng cũng không có quá nhiều không gian để kể một câu chuyện dài, vì khách hàng tiềm năng không đủ thời gian để đọc một câu chuyện cổ tích dài 2 trang với siêu nhiều tình tiết.

Như vậy, câu chuyện của bạn cần ngọt ngào và ngắn gọn, tầm 4-5 dòng.

Ví dụ:

Một học sinh của trung tâm đã chia sẻ rằng: “Tôi đã tự học tiếng Anh trong vòng 3 năm nhưng…chẳng thay đổi quá nhiều. Tôi vô cùng bất lực và cố gắng tìm rất nhiều phương pháp để cải thiện, và cũng không có hiệu quả. Tôi muốn mình có thể giao tiếp tiếng Anh lưu loát trong tương lai.”

Lưu ý: Có rất nhiều người đồng cảm với câu chuyện trên, nên họ rất có thể sẽ quan tâm đến khóa học tiếng Anh của bạn. Cần lựa chọn những câu chuyện phù hợp, và bạn nghĩ nó thật sự là điều mà khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm.

3. Dùng tiêu đề làm trợ thủ cho lời dẫn

Bạn có thể viết tiêu đề như là một phần trong lời dẫn của bạn.

Có nghĩa là, bạn sẽ dùng tiêu đề thu hút sự chú ý của khách hàng như:

Tiêu đề Đây là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất để bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng.
Lời dẫn Bài viết này sẽ chỉ bạn bắt được sở thích của khách hàng chỉ trong 3 bước.Nếu như bạn muốn:

•   Bán được hàng

•   Lượng truy cập cao

•   Tăng doanh thu

•   Nhiều khách hàng trung thành

Hãy theo dõi bài viết sau.

Hay có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng:

Tiêu đề Bài viết này sẽ chỉ bạn bắt được sở thích của khách hàng chỉ trong 3 bước.
Lời dẫn Đây là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất để bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng.Nếu như bạn muốn:

•   Bán được hàng

•   Lượng truy cập cao

•   Tăng doanh thu

•   Nhiều khách hàng trung thành

Hãy theo dõi bài viết sau.

Có thể bạn đã nhận ra hoặc…chưa nhận ra, thì đây chính là A và I trong công thức AIDA đã đề cập bên trên.

4. Chỉ nên là 8 dòng

Mục tiêu của lời dẫn là dẫn người đọc vào nội dung bên trong.

Điều đó có nghĩa là, nếu lời dẫn của bạn quá dài, người đọc sẽ thấy chán và bỏ đi.

Lời dẫn chỉ nên ở mức 8 dòng hoặc thấp hơn.

Trong 8 dòng đó, bạn hãy tìm cách thu hút người đọc bằng một sự dẫn dắt mạnh mẽ, và ngay lập tức đưa họ xuống nội dung chính.

Copywriting là gì
Cố gắng thu hút người đọc trong 8 dòng đầu tiên với đầy đủ thông tin

Trang bán hàng của ông lớn Amazon cũng chỉ có 2 dòng trên phần lời dẫn của mình.

Chính vì vậy, đừng quá lạm dụng nó nhé.

PHẦN 6: CÁCH VIẾT MỘT VĂN BẢN HẤP DẪN

Copywriting là gì
Một bài copywriting cần có cách viết hấp dẫn

Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng viết của mình,

Chương này chính là dành cho bạn.

1. Viết như nói

Copywriting là gì
Bài viết cần phải có tính chân thật như một cuộc trò chuyện

Đây là một mẹo siêu hack, nhưng cũng siêu kỳ cục.

Hãy xem thử nhé:

“Chào bạn,

Trong vài tháng qua, tôi đã thử học tại một trung tâm dạy tiếng Anh có tiếng.

Tại đây, tôi có thể học được cả 4 kỹ năng, và được nói tiếng anh trực tiếp 1-1 với người bản xứ.

Với học phí không quá đốt ví tiền, bạn có thể tại nghiệm học thử 1 tuần trước khi có quyết định chính thức.

Tôi đã thử và cảm giác khá hiệu quả, vì vậy tôi muốn giới thiệu nó với bạn.

Hãy đăng ký tại đây để được tư vấn kỹ hơn.”

Nó khá tự nhiên và gần gũi đúng không?

Đó là bởi vì, tôi đã đọc to đoạn văn này sau khi tôi viết nó.

Tôi nghĩ bạn cũng nên làm như vậy.

Nếu như tôi nghe nó có vẻ cứng ngắt, tôi sẽ sửa lại.

Nhưng nếu tôi nghe nó có vẻ hay, tôi nghĩ người đọc cũng sẽ cảm thấy nó “có vẻ hay”…

2. Viết câu ngắn

Copywriting là gì
Các câu từ ngắn sẽ thu hút người đọc hơn.

Câu văn ngắn gọn đồng nghĩa với việc bài copywriting sẽ tốt hơn.

Báo chí Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng:

Những người đọc bài báo có độ dài trung bình câu là 12 từ có khả năng hiểu tốt hơn 711% so với bài báo có độ dài trung bình câu là 54 từ.

Khá bất ngờ nhỉ.

Vậy hãy sử dụng câu ngắn, vì nó khá dễ đọc và dễ hiểu.

3. Viết thư cho người đọc

Hãy cùng so sánh một lần nữa:

Cách 1: Hầu hết tất cả mọi người đều chật vật với việc phát âm tiếng Anh một cách chính xác như người bản xứ. Họ cố gắng rất nhiều, như chỉ cải thiện tối đa 60%.

Cách 2: Nếu như bạn đang đọc bài viết này, đồng nghĩa với việc bạn đang gặp khó khăn trong việc phát âm tiếng anh một cách chính xác như người bản xứ. Dù bạn cố gắng như thế nào, bạn cũng chỉ có thể cải thiện tối đa 60% khả năng nói của mình.

Có phải cách 2 sẽ đánh vào tâm lý và “nỗi đau” của người đọc hơn cách 1 hay không?

Điều này không chỉ áp dụng cho B2C, mà còn áp dụng cho B2B.

Hãy lướt lên trên để xem lại B2C và B2B là gì nếu như bạn đột nhiên quên mất nhé.

Ví dụ:

Đây là copywriting không có một đối tượng cụ thể:

Việc quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chi tiêu tiết kiệm và đạt được lợi nhuận cao hơn. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho các doanh nghiệp biết cách kiểm soát tài chính một cách tối ưu nhất.

Và đây là copywriting nói trực tiếp tới đối tượng người đọc:

Việc quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp của bạn chi tiêu tiết kiệm và đạt được lợi nhuận cao hơn. Bài viết sau đây sẽ chỉ bạn biết cách kiểm soát tài chính doanh nghiệp của mình một cách tối ưu nhất.

4. Giọng văn chủ động

Sản phẩm này được sử dụng bởi ca sĩ A nổi tiếng.

Ca sĩ A nổi tiếng đã sử dụng sản phẩm này.

Bạn thấy đấy, cách nói chủ động sẽ hay hơn bị động rất nhiều.

5. Không sử dụng từ quá hoa mỹ

Ví dụ:

Sản phẩm này đã được hạ sinh ở thế gian vào ngày 1/1/2000.

Thay vào đó, bạn hãy:

Sản phẩm này đã được ra mắt vào ngày 1/1/2000.

Có lẽ qua ví dụ này, bạn đã thấy sự khác biệt.

6. Tiêu đề phụ

Nếu một bài viết quá dài, khách hàng sẽ không đọc kỹ, họ đọc lướt.

Và khi họ đọc lướt, những tiêu đề phụ sẽ đập vào mắt của họ.

Cụ thể hơn chút nhé.

Khi bạn đọc đến dòng này, bạn đã đọc hơn 5000 từ.

Và để 5000 này dễ hiểu, tôi đã chia nó thành 6 phần.

Trong một phần, tôi lại chia nó thành 4-11 mục nhỏ tùy nội dung.

Và có thể trong các mục nhỏ đó, tôi lại chia nó thành những mục nhỏ hơn và đánh dấu nó bằng những tiêu đề phụ.

Trên thực tế, tôi đã sử dụng khoảng 50 tiêu đề phụ để tách 5000 chữ ra thành một bài viết dễ đọc. Bạn có thể lướt lên và đếm thử nếu bạn muốn.

Và con số này sẽ còn tăng rất nhiều, vì bài viết của tôi vẫn chưa xong.

Một cách nữa, bạn có thể tóm lại tiêu đề những mục nhỏ trong 1-2 câu cuối đoạn.

Ví dụ: Như vậy bạn đã tìm hiểu xong giá cả, tính năng, ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm này.

Qua đó, khách hàng cũng sẽ được gợi ý nhớ lại những gì họ vừa đọc. Thậm chí, những người đọc lướt có thể nắm được ý chính dù không đọc từng từ một.

PHẦN 7: CÔNG THỨC VIẾT QUẢNG CÁO CÓ SẴN.

Copywriting là gì
Công thức viết quảng cáo rất trọng, đây là yếu tố mà bất cừ copywriter nào cũng cần biết

Một copywriter giỏi sẽ không bắt đầu viết từ đầu.

Có thể hiểu rằng, một bài copywriting tuyệt vời được lắp ráp chứ không phải được viết.

Phần tiếp theo của bài viết sẽ cho bạn những mẫu viết đã được kiểm chứng và có thể sử dụng ngay.

Hãy đọc thử và xem bạn đã bắt gặp chúng ở đâu chưa nhé.

1. Email

Đây là một công thức viết email mà bạn cần biết.

a.   Dòng chủ đề Khóa học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc chỉ trong 3 tháng
b.   Thu hút sự chú ý Xin chào,Bạn sẽ không thể nào tin được khi…
c.   Nội dung như một câu chuyện Điều đó sẽ không còn trở thành thách thức nếu như…
d.   CTA rõ ràng Bạn nên nhanh chóng…
e.   P.S Tóm lại,…

a. Dòng chủ đề

Như đã đề cập bên trên, tiêu đề cần ngắn gọn, nhưng cố gắng gây sự tò mò nếu có thể.

b. Thu hút sự chú ý

Dòng đầu tiên cần phải thu hút người đọc một cách mạnh mẽ. Dòng này cũng hiển thị dưới dạng bản xem trước trong Gmail. Vì vậy, người đọc sẽ mở gmail nếu dòng này thu hút được họ.

c. Nội dung như một câu chuyện

Phần tiếp theo sẽ giống như câu chuyện được chia sẻ từ một người bạn.

Điều đó sẽ khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm ấy đang ở trước mắt mình.

Đương nhiên, điều này cũng được áp dụng cho một bản tin của công ty được gửi từ sếp cho các nhân viên của mình.

Dù bạn có là ông chủ của một công ty 1000 nhân viên, một chiếc mail với lời văn gần gũi cũng sẽ khiến nhân viên cảm thấy đây là một gia đình, họ cảm nhận được sự chân thành của bạn và muốn cống hiến nhiều hơn nữa.

d. CTA rõ ràng

Cũng đã đề cập ở bên trên,

Thay vì: hãy đăng ký khóa học ngay bây giờ.

Hãy: điền số điện thoại và mật khẩu tại đây để đăng ký khóa học.

e. Sử dụng P/S

Hầu hết mọi người đều sẽ không thể bỏ lỡ P/S.

Chính vì vậy, bạn nên kết thúc mail bằng một P/S chứa những ưu đãi hoặc CTA của mình.

2. Trang đích

Tương tự như Gmail, trang đích cũng có công thức riêng:

a.   Tiêu đề Cải thiện trình độ giao tiếp tiếng Anh trong 3 tháng
b.   Bằng chứng xã hội Ca sĩ A đã tham gia khóa học này
c.   Nội dung chính Vấn đề ở đây là…Nếu bạn cứ…,bạn sẽ…

Hãy…

d.   Đề nghị Khóa học của chúng tôi cam kết…
e.   CTA Đăng ký tại đây

a. Tiêu đề

Tiêu đề ở đây phải đánh vào lợi ích của khách hàng

Bạn nên cho người đọc biết họ sẽ nhận được gì từ sản phẩm, dịch vụ, bản tin hoặc bản dùng thử miễn phí của bạn.

b. Bằng chứng xã hội

Đây có thể là đại diện những trang đã quảng cáo sản phẩm của bạn, số lượng khách hàng hoặc một số khách hàng tên tuổi.

Ví dụ:

Copywriting là gì
Bạn có thể cho khách hàng mới thấy được những khách hàng cũ của mình để tạo độ uy tín với họ

c. Nội dung

Bạn có thể sử dụng công thức PAS.

Problem – Agitate – Solve

Phần cốt lõi của trang đích nên tuân theo công thức “Vấn đề, Kích động, Giải quyết”.

Đầu tiên, nêu lên vấn đề khách hàng có thể gặp phải.

Tiếp theo, kích động họ bằng cách nêu ra hậu quả, hay mức độ khó chịu của vấn đề.

Cuối cùng, đưa ra giải pháp.

d. Đề nghị

Đây là quá trình chuyển đổi vấn đề của khách hàng tiềm năng gặp phải sang đề nghị sử dụng sản phẩm cụ thể.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về phát âm,

Nếu bạn muốn sang nước ngoài du lịch mà không cần phiên dịch,

Thật khó khăn khi bạn không thể giao tiếp với người bản xứ, chỉ có thể du lịch trong im lặng.

Hãy đăng ký tuần đầu tiên trải nghiệm miễn phí khóa học cấp tốc này trước khi ra quyết định có nên dành thời gian cho nó hay không.

e. CTA

Tương tự như trên, CTA lúc nào cũng phải rõ ràng và trực tiếp.

3. Bài đăng trên BLOG

Hãy theo dõi mẫu sau đây:

a.   Tiêu đề 3 phương pháp học ngôn ngữ mới chỉ mất 2 tiếng mỗi ngày
b.   Lời dẫn Hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu với…
c.   Nội dung Cách 1Cách 2

Cách 3

d.   Nhiều ví dụ Ví dụ 1Ví dụ 2

Ví dụ 3,…

e.   Kết luận Đăng ký tại đây

a. Tiêu đề

Cực kỳ cụ thể.

Hãy để người đọc biết chính xác cái họ sẽ được đọc.

b. Lời dẫn

  • Ngắn gọn. Ít hơn 8 dòng.
  • Phần này phải chứng minh được bạn đang thực hiện lời hứa ở tiêu đề, hoặc xem trước cái họ sẽ được đọc.

Ví dụ:

Hôm nay, tôi sẽ chỉ cho bạn 3 cách để học một ngôn ngữ mới hiệu quả.

Và những cách này đã giúp những người xung quanh tôi rất nhiều.

c. Nội dung

Nội dung cần được đưa vào khuôn khổ là những mẹo, kỹ thuật và chiến lược khả thi mà mọi người có thể sử dụng ngay lập tức.

Đừng nên đưa vào đó những cách không khả thi và tốn quá nhiều công sức.

d. Nhiều ví dụ

Những ví dụ này sẽ khiến bài đăng của bạn dễ hiểu hơn.

Điều đó là tất nhiên, như cách mà tôi đưa vào thật nhiều ví dụ trong bài viết này.

e. Kết luận

Có thể kết thúc bài đăng bằng một CTA cụ thể, có thể là để lại nhận xét, đăng ký thông báo khi bạn có thêm bài viết,…

4. Thư bán hàng

Dưới đây là cách cấu trúc các thư bán hàng dạng dài cho các khóa học trực tuyến, phần bổ sung, bản tin trả phí,…

a.   Tiêu đề Bạn sẽ giao tiếp lưu loát trong 3 tháng
b.   Lời dẫn Có lẽ bạn muốn cải thiện khả năng giao tiếp tiếng anh của minh
c.   AIDA A-I-D-A
d.   Lợi ích a.b.

c.

e.   Chứng thực “ tôi cảm thấy đã cải thiện được 40% khả năng” – học viên A
f. Khắc phục rủi ro Trải nghiệm 1 tuần trước khi…
g.   CTA Đăng ký tại đây

a. Tiêu đề

Hãy mở đầu bằng một lời hứa vô cùng táo bạo, nên trích dẫn một lợi ích cực kỳ cụ thể mà họ sẽ nhận được từ sản phẩm của bạn.

b. Lời dẫn

Dẫn dắt khách hàng tiềm năng vào bài viết với một câu chuyện, số liệu thống kê hoặc tình huống có liên quan, đánh vào mối quan tâm của họ.

c. AIDA

Tiêu đề và lời dẫn của bạn đã gây chú ý (Attention) và tạo mối quan tâm khách hàng (Interest). Việc tiếp theo bạn cần làm trong phần này là D (Desire) tạo ra mong muốn về sản phẩm và A (Action) thúc đẩy họ hành động.

d. Lợi ích

Liệt kê ra những lợi ích bằng cách dùng những dấu đầu dòng để tác động mạnh mẽ vào tâm trí người đọc.

Ví dụ:

  • Giúp bạn phát âm như người bản xứ sau khi hết khóa học
  • Nắm được những câu giao tiếp cơ bản
  • Được học 1-1 với giáo viên nước ngoài

e. Chứng thực

Đưa vào những feedback về sản phẩm của khách hàng vào đây để tạo niềm tin với khách hàng tiềm năng.

Nhớ phải trung thực nhé!

f. Khắc phục rủi ro

“Bạn có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào”. “Bảo hành 60 ngày”. “Thử ngay bây giờ. Quyết định sau”.

Điều này sẽ khiến khách hàng không quá lo sợ sẽ mất tiền vào sản phẩm vô ích.

g. CTA

Thư bán hàng đương nhiên cần phải có CTA ở cuối trang.

Hoặc cũng có thể là đầu trang.

PHẦN 8: CHIẾN LƯỢC COPYWRITING NÂNG CAO.

Copywriting là gì
Copywriting nâng cao sẽ đem lại hiệu quả hơn

Bây giờ là lúc để phát triển một số kỹ năng copywriting nâng cao.

1. Sử dụng số “xấu xí”

Đây là những con số không được làm tròn:

  • 18,12
  • 27,82%
  • 231171

Những con số này sẽ tạo niềm tin cho khách hàng hơn những con số tròn trịa.

2. Bán hàng trong im lặng

Một người bán hàng thành công đã chia sẻ mẹo bán hàng của anh ấy: “Sellin’ Ain’t Tellin‘”

Có thể hiểu rằng: bán hàng không phải dùng lời nói để thuyết phục, mà hãy cho khách hàng thấy sản phẩm của mình có thể làm gì.

Ví dụ: bạn muốn tạo trang đích là khóa học tiếng Anh cấp tốc

Thay vì:

KHÓA HỌC NÀY LÀ DÀNH CHO BẠN

Trung tâm Anh Ngữ A được thành lập gần 12 năm với đội ngũ giáo viên vô cùng chất lượng và có bằng cấp vượt trội. Với mục tiêu hướng đến cộng đồng, chúng tôi sẽ giúp cho hầu hết người Việt đều có khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát nếu họ muốn.

Sau khi đọc xong đoạn văn hơn 40 chữ, khách hàng vẫn chưa hiểu rõ khóa học sẽ diễn ra như thế nào.

Hãy cho người đọc biết chính xác quy trình của khóa học:

Với quy trình ngắn gọn nhưng vô cùng chuyên sâu:

  1.   Làm bài test khả năng
  2.   Củng cố lại kiến thức cơ bản
  3.   Học kiến thức mới + giao tiếp cơ bản
  4.   Luyện nói cùng người bản xứ
  5.   Bài test đầu ra

Trung tâm của chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện khả năng của mình chỉ trong 3 tháng.

3. Nút chuyển đổi

Hầu hết mọi người không nghĩ quá nhiều về nút chuyển đổi ở cuối trang web của họ.

Nhưng nó thật sự rất quan trọng.

Nhấp vào nút này thường là bước cuối cùng cho bất kỳ chuyển đổi nào trên trang web.

Bạn có thể cung cấp một đường link dẫn đến hướng dẫn đăng ký khóa học, và đặt lại tên đường link đó là “ Tìm hiểu thêm tại đây”.

Nhưng đừng làm vậy. Hãy làm giống như thế này.

Copywriting là gì
Nút chuyển đổi giúp bạn có thêm nhiều thông tin khách hàng hơn

Cụ thể hóa tên nút chuyển đổi này.

4. Thoát khỏi mối quan hệ Friendzone

Thật bất ngờ là mối quan hệ giữa sản phẩm và khách hàng của bạn cũng có thể là mối quan hệ Friendzone.

Họ thích những gì bạn đang bán… nhưng không đủ thích để mua.

Họ sẽ luôn tìm được lý do để do dự với việc mua sản phẩm của bạn.

Và có thể bạn sẽ bỏ qua những lý do đó, và mất đi những khách hàng “hơi hơi” thích sản phẩm của bạn.

Điều bạn cần làm là loại bỏ từng lý do đó bằng cách:

Ví dụ:

– Tôi cảm thấy nó hơi đắt so với bản thân

– Sản phẩm này có nhiều size, size nhỏ với mức giá vô cùng dễ chịu và bạn có thể dùng thử nó trước khi quyết định nên mua size lớn không.

Hay:

– Tôi vẫn chưa có thời gian để đăng ký khóa học này

– Bạn có thể yên tâm đăng ký nó ngay từ bây giờ và khi nào có thời gian, bạn có thể kích hoạt khóa học tùy thích. Vì nếu đợi đến lúc bạn có thời gian thì khóa học có thể sẽ tăng giá 10-20%.

Và như vậy, khách hàng đã có thêm lý do để từ Friendzone trở thành Real love.

5. Tạo ra thước phim tinh thần

Những Copywriter giỏi sẽ vẽ ra trong đầu bạn một cảnh tượng sống động.

Ví dụ:

Bạn có bao giờ cảm thấy bất lực khi nói tiếng Anh bập bẹ và không ai hiểu được?

Và bạn cảm thấy thất vọng với bản thân khi không theo kịp bạn bè…

Viết như thế vẫn được, nhưng nó khá bình thường.

Bạn có thể viết lại như sau:

Bạn có bao giờ rất muốn khóc khi nói tiếng Anh bập bẹ và không ai hiểu được?

Và bạn cảm thấy mình đang chết đuối trong mớ bài tập mà vẫn không theo kịp bạn bè…

Bài đăng của bạn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.

6. Giảm cảm giác không hài lòng về giá

Dùng thử sản phẩm với 100.000 đồng trong 3 tháng.

Dùng thử sản phẩm trong 3 tháng chỉ với 100.000 đồng.

Chỉ với một ví dụ như thế, có lẽ bạn đã hiểu bản chất của vấn đề.
Sử dụng những cụm từ khiến cho giá sản phẩm trở nên có vẻ nhỏ và không đáng kể so với công dụng của sản phẩm, hay so với túi tiền của khách hàng…

7. Phóng to Feedback

Theo BigC Commerce, lời chứng thực của khách hàng và nghiên cứu điển hình có thể tăng doanh số bán hàng lên 62%.

Nhưng với điều kiện sử dụng lời chứng thực của khách hàng đúng cách.

Đa số bạn sẽ viết như này:

Copywriting là gì
Cách viết như này không đánh vào trọng tâm, mục đích

Không có gì sai ở đây cả, nhưng nó không đánh vào tâm lý khách hàng.

Hãy thử làm theo công thức này:

Trước đây – sau này – lời khuyên dành cho bạn.

Đầu tiên, bạn có Trước đây

Đây là nơi khách hàng của bạn mô tả tình trạng trước khi sử dụng sản phẩm, feedback sẽ trở nên SIÊU đáng tin cậy.

Tiếp theo, Sau khi dùng sản phẩm.

Đây là một tập hợp các kết quả cụ thể mà khách hàng của bạn nhận được từ sản phẩm của bạn.

Cuối cùng, sẽ là những điều tôi muốn nói với bạn

Đây là nơi bạn hỏi khách hàng của mình: “Bạn sẽ nói gì với người đang xem xét sản phẩm này”.

Và bởi vì đề xuất này đến từ một khách hàng nên nó RẤT đáng tin cậy và vô cùng đáng tin cậy.

Ví dụ:

Tôi đã từng là một người rất ngại tháo khẩu trang, vì vô số loại mụn thâm làm tổ trên khuôn mặt tôi.

Nhưng bây giờ thì khác, tôi đã tự tin gặp mọi người. Tôi sử dụng sản phẩm A để trị mụn. Mặc dù không phải trở nên quá xinh đẹp, nhưng tôi đã cải thiện được 60-70% tình trạng tồi tệ của mình.

Bạn hãy thử trải nghiệm sản phẩm này nhé. Biết đâu nó có thể giúp được bạn

Như vậy, bài viết đã gợi ý thêm cho bạn khá nhiều cách để viết một bài copywriting thu hút. Hãy thử một vài mẹo trong đây để xem sản phẩm của bạn có đến tay khách hàng nhanh hơn không nhé.

Mình là Phúc
im.dohoangphuc tên đầy đủ là Đỗ Hoàng Phúc, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, tốt nghiệp tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên ngành địa chất. Phát hiện niềm đam mê với Marketing, đặc biệt là SEO. Phúc đã dành khoảng thời gian từ 2018 để tìm hiểu, thực hành và áp dụng SEO vào doanh nghiệp của mình.

Nhận file Audit website trong 48h

Đằng nào cũng SEO, tại sao không để Minimo thử Audit cho bạn

Hãy để Minimo SEO làm bạn bất ngờ vì những giá trị bạn nhận được. Tất cả đều miễn phí

124 đường số 6 KDC Cityland Park Hill, Phường 10, Quận Gò Vấp, HCM

Stay in the loop