SEO Onpage là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công trên thị trường kỹ thuật số ngày nay. Để hiểu rõ hơn về SEO là gì, cũng như tại sao các chiến lược tối ưu hóa SEO Onpage trở nên quan trọng, hãy cùng khám phá những điểm chính dưới đây.
“SEO là gì?” – Đây không chỉ là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm; nó là một chiến lược chi tiết, nhằm tối đa hóa sức mạnh của nội dung để thu hút khách hàng mục tiêu và tăng cường vị thế trong SERP.
“Các kỹ thuật tối ưu hóa SEO Onpage cơ bản cho trang web” – Onpage là một yếu tố quyết định vị trí website trong SERP. Đối mặt với thách thức này, Minimo chia sẻ những chiến lược Onpage cơ bản và nâng cao mà bạn cần biết để tối ưu hóa trang web của mình.
“Tại sao Onpage lại quan trọng?” – Không chỉ đơn thuần là điểm đánh giá của công cụ tìm kiếm, Onpage còn là chìa khóa mở ra cơ hội kết nối với khách hàng. Với sự hiểu biết sâu rộng về các yếu tố như từ khóa, tiêu đề, và URL, bạn có thể định hình trang web của mình thành một đối tác đáng tin cậy với công cụ tìm kiếm và người dùng.
Trong bài viết này, Minimo không chỉ đưa ra định nghĩa vững về SEO Onpage mà còn chia sẻ những chiến lược cụ thể để bạn có thể thực hiện ngay để nâng cao vị trí của mình trong thế giới số ngày nay. Hãy theo dõi để khám phá thêm những bí mật đằng sau thành công trên trang SERP!
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa nội dung trên trang web để nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Google sẽ thu thập dữ liệu trên trang web và xác định nội dung trang có đáp ứng được truy vấn của người dùng hay không. Onpage giúp cho quá trình này diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tại sao Onpage lại quan trọng?
Nói cách khác, Onpage là một yếu tố quan trọng để Google đánh giá website và xếp hạng trên SERP. Các thuật toán của Google luôn ưu tiên mục đích trải nghiệm của người dùng, do đó, Onpage cần tập trung vào tối ưu hóa dành cho công cụ tìm kiếm và tạo ra giá trị phù hợp cho người dùng.
Dưới đây là một số phương pháp giúp website Onpage hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu
Các kỹ thuật tối ưu hóa SEO Onpage cơ bản cho trang web
Bạn nên tập trung vào một số yếu tố như: chất lượng nội dung, từ khóa, tối ưu thẻ tiêu đề, meta, URL, các dạng liên kết và hình ảnh minh họa. Minimo sẽ giải thích từng yếu tố bạn cần quan tâm.
Xây dựng nội dung độc đáo, hữu ích
Tạo nội dung chất lượng cao phù hợp với mục đích tìm kiếm của người đọc được xem là yếu tố quan trọng nhất khi Onpage. Vì cho dù các yếu tố khác được SEO tốt, nhưng người dùng truy cập website và không tìm được nội dung hữu ích, họ vẫn sẽ rời đi và không ghé đến lần nào nữa. Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên để xây dựng nội dung hữu ích. Bạn có thể dùng công cụ Keyword Magic Tool của Semrush để tìm ra bộ từ khóa phù hợp với website của bạn.
Đầu tiên, nhập chủ đề từ khóa bạn muốn nghiên cứu vào khung tìm kiếm, chọn quốc gia và nhấp vào nút “Search/Tìm kiếm”.
Công cụ sẽ hiển thị danh sách các từ khóa liên quan đến chủ đề, được sắp theo lượng tìm kiếm (Volume).
Những từ khóa có lượng tìm kiếm cao có lợi trong việc xác định mục tiêu, nhưng cũng nên chú ý đến cột số liệu mức độ khó của từ khóa (KD%). KD% sẽ cho bạn biết từ khóa đó có khó cạnh tranh hay không. Số liệu càng cao chứng tỏ từ khóa đó rất khó cạnh tranh với đối thủ.
Lưu ý: nhắm vào các từ khóa đuôi dài cũng là một mẹo để bạn onpage tốt hơn. Mặc dù những từ khóa này có lượng tìm kiếm ít, nhưng độ khó cũng không cao, bạn sẽ dễ dàng xếp hạng các từ khóa này.
Công cụ này còn có chức năng nhóm các từ khóa vào những danh mục phù hợp. Chọn danh mục bạn muốn trong thanh công cụ bên trái. Sau khi đã chọn lọc bộ từ khóa thích hợp, hãy xây dựng nội dung phù hợp với website của bạn. Để bài viết của bạn vừa đầy đủ vừa sang tạo, hãy suy nghĩ theo hướng:
- Nghiên cứu ban đầu: nội dung bao quát đầy đủ thông tin ban đầu mà bạn muốn cung cấp.
- Đưa ra quan điểm độc đáo: Những quan điểm mới mẻ, những thách thức đối với lối suy nghĩ thông thường sẽ dễ dàng gây ấn tượng hơn với người đọc thay vì các nội dung thông thường. Ví dụ như: những mẹo SEO từ một chuyên gia lâu năm trong ngành.
- Cách phương pháp dễ dàng giải quyết một vấn đề gì đó: Ví dụ: mẹo trở nên giàu có trước 30.
- Cung cấp tài nguyên miễn phí nhưng hữu ích: những bảng mẫu, ghi chú hay ví dụ thực tế của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số lưu ý để bạn dễ dàng xây dựng nội dung chất lượng cao:
- Đưa keyword một cách tự nhiên và hợp lý vào nội dung website (tránh spam hoặc nhồi nhét quá nhiều từ khóa).
- Đảm bảo nội dung website của bạn phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng khi họ truy vấn từ khóa mục tiêu.
- Nội dung của bạn phải cung cấp thông tin có giá trị cho người dùng.
- Xây dựng nội dung đầy đủ thông tin, kết hợp với sự độc đáo, có những thông tin mà đối thủ cạnh tranh không có.
Phân bổ từ khóa một cách thông minh
Google sẽ quét nội dung trang web thông qua các từ khóa. Vì vậy, cần đặt từ khóa vào những nơi như:
- Tiêu đề
- H1
- Đoạn văn bản đầu tiên
- Tiêu đề phụ (H2, H3,…)
Điều này giúp Google hiểu được ngữ cảnh của trang web, từ đó hiển thị website trên các kết quả tìm kiếm khi người dùng có những truy vấn liên quan.
Bạn có thể sử dụng công cụ On Page SEO Checker của Semrush để phân tích nội dung website của bạn.
Đầu tiên, nhập tên Domain và nhấn nút “Get Ideas”.
Sau khi chọn quốc gia và nhấp vào “Collect Idea”, công cụ sẽ hiện ra bảng kết quả như sau:
Bạn có thể nhấp vào một trang cụ thể từ danh sách “TOP pages to optimize/Các trang hàng đầu để tối ưu hóa” hoặc xem lại tổng quan các ý tưởng tại “Optimization Ideas/Ý tưởng tối ưu hóa” để có cái nhìn toàn diện.
Nhấp vào nút “Ideas” màu xanh để xem những đề xuất công cụ dành cho bạn.
Công cụ sẽ cho bạn biết liệu những từ khóa mục tiêu có được dùng ở những vị trí quan trọng hoặc có hiện tượng nhồi nhét từ khóa hay không
Nếu công cụ phát hiện sự cố, nó sẽ đưa ra các đề xuất:
Công cụ cũng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về các từ khóa có liên quan mà bạn có thể tham khảo để đưa vào nội dung bài viết của mình.
Lồng ghép các từ khóa vào thẻ Title
Thẻ title là những đoạn mã HTML cho biết tiêu đề của trang, là một yếu tố xếp hạng vô cùng quan trọng, có thể quyết định việc người dùng có muốn nhấp vào trang web của bạn hay không.
Thẻ Title sẽ xuất hiện ở dạng:
Dưới đây là một số lưu ý khi viết thẻ Title:
- Ngắn gọn: Tiêu đề chỉ nên khoảng 50-60 ký tự. Nếu quá dài, Google sẽ cắt bỏ chúng.
- Chứa từ khóa mục tiêu: từ khóa chính giúp cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu được nội dung bài viết của bạn.
- Độc đáo: nếu các thẻ tiêu đề trùng với nhau, Google không biết phải cung cấp cho người dùng trang nào khi người dùng có truy vấn liên quan.
- Phù hợp với mục đích tìm kiếm: cho người tìm kiếm biết nội dung của bạn có thứ họ muốn.
- Mô tả: thẻ tiêu đề nên rõ ràng, dễ hiểu, đừng để người đọc phải đoán.
Sử dụng công cụ “Site Audit” và nhấp vào mục “Issues” để kiểm tra các thẻ tiêu đề trùng lặp nhau.
Công cụ sẽ hiển thị danh sách các lỗi cần khắc phục trên trang web của bạn. Nhấp vào phần văn bản màu xanh ở hàng title tag để kiểm tra các thẻ tiêu đề có trùng lặp nhau hay không.
Báo cáo sẽ cho bạn thấy thẻ tiêu đề nào xuất hiện trên nhiều trang.
Xây dựng mô tả Meta thu hút.
Mô tả meta được sử dụng để mô tả nội dung trang web của bạn. Nó là một phần tử HTML, thường hiển thị bên dưới tiêu đề trang.
Mô tả Meta sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng trên SERP, nhưng mô tả này là một trong những yếu tố quyết định liệu người dùng sẽ nhấp vào trang của bạn hay trang của đối thủ. Dưới đây là một số yếu tố để tạo nên thẻ meta chất lượng:
- Chú ý đến các thiết bị di động: Khi phần mô tả dài hơn 120 ký tự, Google sẽ chủ động cắt bớt đối với người dùng sử dụng thiết bị di động, vì vạy, thẻ meta cần ngắn gọn nhưng đung trọng tâm.
- Chứa từ khóa mục tiêu: giúp người dùng xác định trang của bạn có thỏa mãn được mục đích tìm kiếm của họ hay không. Ngoài ra, Google cũng thường in đậm những từ khóa (hoặc các từ đồng nghĩa với từ khóa chính) phù hợp với truy vấn của người dùng, gây ấn tượng với người dùng và tăng khả năng nhấp chuột.
- Sử dụng giọng nói chủ động: câu văn chủ động giúp dễ dàng truyền đạt thông điệp và đi thẳng trọng tâm.
- CTA: Call-to-action là những lời kêu gọi người dùng thực hiện một hành động như “dùng thử miễn phí, đăng ký tại đây, tìm hiểu thêm,…”.
Để kiểm tra xem trang web của bạn có thẻ meta nào trùng lặp hay không, thực hiện các bước tương tự như kiểm tra thẻ tiêu đề, sau đó tìm dòng mô tả giống như hình bên dưới:
Xây dựng cấu trúc trang bằng các thẻ Heading
Các thẻ heading giúp người dùng dễ dàng nắm được nội dung trang web của bạn. Nội dung không được phân chia cấp bậc sẽ gây khó hiểu cho người dùng, tương tự như ảnh dưới đây.
Các thẻ heading cũng giúp Google dễ dàng xác định cấu trúc trang web và biết được nội dung trang có phù hợp với truy vấn của người dùng không. Bạn có thể lồng ghép một số từ khóa phụ vào các heading để tăng hiệu quả SEO. Điều này giúp bạn dễ dàng cải thiện thứ hạng của mình.
Tối ưu hóa URL
URL là một yếu tố xếp hạng rất quan trọng. Google khuyên các trang web sử dụng URL dễ hiểu, không đánh đố người đọc. Ngoài ra, nên đặt từ khóa chính vào URL để Google hiểu được nội dung chính của cả bài viết.
Tóm tại, có 3 lưu ý quan trọng khi bạn tạo URL: chứa từ khóa chính, ngắn gọn nhưng bao quát, liên quan đến nội dung bài viết.
Xây dựng Internal Link
Liên kết nội bộ là những liên kết từ từ trang này sang trang khác trong cùng một website. Các văn bản neo có màu khác với các văn bản thông thường, điều hướng người dùng đến một nội dung khác.
Liên kết nội bộ giúp cho quá trình Onpage đạt hiệu quả vì:
- Giúp Google hiểu cấu trúc website của bạn và mối quan hệ giữa các trang.
- Cho phép Bot Google khám phá và điều hướng đến các trang mới.
- Thông báo cho Google rằng trang được liên kết tới có giá trị (chia sẻ sức mạnh cho nhau).
- Điều hướng người dùng sang các trang khác của website (giữ chân họ ở lại trang web của bạn lâu hơn).
Kết hợp với External link
External link là các liên kết trên trang web của bạn trỏ đến các trang thuộc website khác. Các liên kết này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và xây dựng niềm tin với họ. Google đã khẳng định rằng các External link dẫn đến các website ngoài có uy tín là một cách tuyệt vời giúp tăng trải nghiệm người dùng.
Vì vậy, nếu sử dụng các liên kết ngoài, website của bạn cũng có cơ hội cải thiện thứ hạng. Nhưng phải đảm bảo các liên kết dẫn người dùng đến các trang đáng tin cậy, mang tính thẩm quyền cao, và liên quan đến nội dung của mình.
Tối ưu hóa hình ảnh
Sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung giúp website tăng khả năng xếp hạng trong Google Images (chiếm khoảng 22,6% tổng số tìm kiếm), là một cách tăng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.
Để tối ưu hóa hình ảnh, cần tập trung vào Alt text của chúng. Alt text là phần văn bản thay thế cho hình ảnh có trong mã HTML mô tả nội dung hình ảnh có trong trang web. Văn bản thay thế có 2 mục đích chính:
- Cung cấp ngữ cảnh cho Google bot dễ dàng thu thập thông tin.
- Giúp người dùng dễ dàng hiểu được nội dung hình ảnh khi sử dụng các công cụ đọc màn hình.
Một số lưu ý khi viết Alt Text:
- Ngắn gọn: trình đọc màn hình chỉ đọc 125 ký tự của văn bản thay thế.
- Chứa từ khóa: lồng ghép thông minh một vài từ khóa để tăng hiệu quả SEO, nhưng đừng cố nhồi nhét quá nhiều.
- Không cần dùng Alt text cho các hình ảnh trang trí: không cần giải thích cho một số đồ họa như ngắt trang theo chiều ngang, hình ảnh kính lúp trong thanh tìm kiếm,…
- Không chứa các cụm từ như “hình ảnh của”, “hình ảnh về”,…
Để kiểm tra xem các hình ảnh trên web có đủ Alt text không, bạn có thể sử dụng công cụ “Site Audit” và đi đến tab “Issue”.
Bạn có thể nhập vào khung tìm kiếm để tìm ra các lỗi về Alt text.
Ngoài Alt Text, bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố sau:
- Viết tên tập tin mô tả: Google tìm hiểu nội dung thông qua tên files, chú thích,… Do đó, mô tả bức hình bằng một cái tên cụ thể như red-dress.jpg sẽ hữu ích hơn một cái tên mặc định như IMG353.jpg.
- Nén hình ảnh: nén hình ảnh giúp cho tăng tốc độ tải trang bằng các công cụ miễn phí như ImageOptim. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tính năng tải chậm, yêu cầu trình duyệt web chỉ tải hình ảnh khi người xem cuộn đến.
Cải thiện mức độ tương tác của người dùng
Nếu người dùng dành nhiều thời gian trên trang web, Google sẽ đánh giá nội dung bên trong đủ chất lượng để giữ chân người dùng. Nếu người dùng rời đi quá sớm hoặc không thực hiện một số hành động nhất định trên web, Google có thể cho rằng trang của bạn có vấn đề gì đó.
Có thể bạn đã nghe đến các thuật ngữ “thời gian dừng” và “tỷ lệ thoát”, Nhưng liệu Google có quan tâm đến các chỉ số này không? – Câu trả lời là có.
Google dựa vào “dữ liệu tương tác” để xác định xem kết quả tìm kiếm có liên quan đến truy vấn tìm kiếm hay không. Bạn có thể thử một số mẹo dưới đây.
Đầu tiên, để đảm bảo người dùng nhìn thấy thứ họ muốn khi khi truy cập một trang, hãy đặt nội dung văn bản quan trọng ở trên đầu, có nghĩa là người dùng có thể nhìn thấy nội dung đó trước khi cuộn trang.
Ví dụ trên giải quyết trực tiếp truy vấn của khách hàng. Vì vậy, khi người dùng nhận được câu trả lời của họ ngay lập tức, họ sẽ có hứng thú để theo dõi bài viết, tìm kiếm câu trả lời chuyên sâu và đầy đủ hơn.
Bên cạnh đó, hầu hết người dùng sẽ không đọc từng chữ bên trong nội dung. Vì vậy bạn cần tạo điều kiện để họ có thể lướt nội dung và dễ dàng tìm được thông tin họ cần. Để người dùng dễ dàng đọc lướt, bạn hãy xây dựng nội dung:
- Được phân chia bằng các heading.
- Được viết bằng các đoạn văn ngắn.
- Có Bullet list.
Thể hiện kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về chủ đề mà website hướng đến
Google đánh giá cao nội dung từ các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm. Ví dụ, nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về chủ đề “lợi ích của trà matcha đối với sức khỏe” là người có trình độ học vấn chính quy về dinh dưỡng hoặc y học. Nhưng đối với một vấn đề thông thường như: “Review sản phẩm A có tốt hay không” thì không cần tác giả phải có đủ chuyên môn, chỉ cần có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm.
Vì vậy, nếu hướng đến các chủ đề cần kiến thức chuyên ngành, bạn nên:
- Chứng minh rằng bạn biết rõ chủ đề này, gồm cả cách giải quyết vấn đề hoặc người dùng có thể đạt được điều gì đó theo chuyên môn của bạn.
- Cung cấp nguồn thông tin rõ ràng (có thể dẫn link đến nội dung đó).
- Chứa các trích dẫn của chuyên gia để làm cho nội dung đáng tin cậy hơn.
- Cung cấp thông tin cơ bản về tác giả, chẳng hạn như liên kết đến trang “tác giả”.
- Đảm bảo nội dung không sai những lỗi cơ bản.
Nếu bạn muốn viết về nội dung không cần kiến thức mà chỉ cần trải nghiệm, bạn nên:
- Giải thích rõ cách bạn thử nghiệm và xây dựng nội dung. Ví dụ: cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình đánh giá sản phẩm.
- Cung cấp bằng chứng về quá trình tạo nội dung (chẳng hạn như hình ảnh hoặc video).
- Cung cấp thông tin cơ bản về (các) tác giả—giống như thông tin chuyên môn.
Chiến thuật Onpage nâng cao
Sau khi đã hoan tất những kỹ thuật căn bản, cần thực hiện thêm các chiến thuật nâg cao để thúc đẩy thứ hạng của website thông qua các yếu tố như tăng tốc độ tải trang, tìm mục tiêu nổi bật, đánh dấu lược đồ, cập nhật nội dung. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các yếu tố này nhé!
Tối ưu hóa tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng đã được Google khẳng định. Người dùng tất nhiên sẽ không thích phải đợi rất lâu mới vào được một trang web. Vì vậy, tối ưu tốc độ chính là cải thiện trải nghiệm người dùng,
Bạn có thể sử dụng công cụ PageSpeed Insights miễn phí của Google để nhận điểm hiệu suất tổng thể của website cho cả thiết bị di động và máy tính để bàn, và một số đề xuất hữu ích cho trang web của bạn.
Công cụ này sẽ đánh giá Core Web Vitals, gồm 3 chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm trên trang là:
- Largest Contentful Paint (LCP): đo lường thời gian tải khối lượng lớn nhất của nội dung đầu tiên trên trang web.
- First Input Delay (FID): đo khoảng thời gian từ khi người dùng lần đầu tương tác với trang của các bạn cho đến khi trình duyệt thực sự có khả năng phản hồi với tương tác đó.
- Cumulative Layout Shift (CLS): đo lường mức độ thay đổi bố cục của trang đối với người dùng, cũng như độ ổn định hình ảnh.
Đầu tiên, nhập URL vào khung tìm kiếm và nhấp vào nút “Analyze/phân tích”.
Trên màn hình sẽ xuất hiện báo cáo về các chỉ số.
Và hiển thị danh sách đầy đủ các lỗi có thể làm chậm trang web của bạn:
Đồng thời, công cụ còn xuất hiện danh mục “Opportunities/cơ hội” gồm các đề xuất cải thiện.
Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể sử dụng công cụ “Site Audit” của Semrush. Trong mục Site Audit, tìm kiếm “Core Web Vitals” bên dưới mục “Thematic Reports”. Nhấp vào “View details”.
Bạn sẽ thấy trạng thai hiệu suất tổng thể của trang web theo thời gian.
Trong báo cáo này, bạn cũng sẽ thấy các chi tiết kỹ thuật như LCP và CLS. Ngoài ra, thông số TBT (Total Blocking Time) trong bảng cũng giúp bạn ước tính được chỉ số FID.
Khi nhấp vào từng gợi ý, màn hình sẽ xuất hiện chi tiết về vấn đề mà website đang gặp phải và cách khắc phục.
Nên kiểm tra các chỉ số này mỗi tháng một lần để khắc phục các lỗi càng sớm càng tốt.
Tập trung vào đoạn trích nổi bật
Vì đoạn trích nổi bật xuất hiện ở ngay trên đầu kết quả tìm kiếm, nó sẽ góp phần tăng tỷ lệ nhấp CTR của website.
Có nhiều dạng đoạn trích nổi bật khác nhau, chẳng hạn như:
- Dạng định nghĩa
- Dạng bảng
- Dạng danh sách
- Dạng video
Để kiểm tra xem từ khóa mục tiêu của bạn hiện đã có đoạn trích nổi bật không, hãy sử dụng công cụ “Keyword Overview”.
Ví dụ, Minimo sẽ kiểm tra cụm từ “Chó có ăn được trái cây không”.
Bạn sẽ thấy thông tin về lượng tìm kiếm, độ khó của từ khóa,… như hình bên dưới.
Cuộn xuống phần “SERP Analysis” của trang. Bên phải biểu đồ, bạn sẽ thấy liên kết có nội dung “View SERP”. Nhấp vào nó để xem SERP hiển thị như thế nào đối với từ khóa đó. Bạn có thể thấy rằng “chó ăn trái cây được không” thực sự có một đoạn trích nổi bật và cả những trang nào được xếp hạng bên dưới đó.
Nếu bạn muốn nội dung của mình trở thanh đoạn trích nổi bật, hãy thử một số mẹo sau:
- Trả lời truy vấn một cách ngắn gọn, thân thiện và phù hợp với người dùng.
- Hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng.
- Định dạng câu trả lời phù hợp—có thể là câu trả lời nhanh gồm một hoặc hai câu, bảng biểu, video,…
Schema Markup
Schema Markup là một ngữ cảnh tạo ra theo cấu hình, được thêm vào HTML của trang web. Yếu tố này cho phép các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn thông tin trên trang web của bạn.
Dữ liệu này không phải là yếu tố xếp hạng, nhưng nó giúp trang web của bạn bắt mắt hơn trong kết quả tìm kiếm, dẫn đến tăng nhiều nhấp chuột hơn. Ở SERP nó sẽ trông như thế này:
Ví dụ trên sử dụng schema markup công thức. Bạn có thể thêm nhiều loại khác nhau vào trang của mình như:
- Đánh giá/ Review
- Các sản phẩm/ Products
- Sự kiện/ Events
- Mọi người/ People
- Doanh nghiệp địa phương/ Local businesses
- …
Dưới đây cũng là một ví dụ của Schema Markup. Giả sử bạn nhập “Sự kiện tại thành phố Hồ Chí Minh”, phần trên của SERP sẽ xuất hiện như hình bên dưới.
Để có cơ hội hiển thị cao hơn trên các kết quả tìm kiếm thông thường như thế này, bạn có thể sử dụng Schema Markup “Sự kiện”. Bạn chỉ cần thông báo ngày, địa chỉ và địa điểm của sự kiện cho Google. Và đây là lược đồ Sự kiện trong mã trang của bạn:
Bạn cũng có thể sử dụng công cụ “Site Audit” để kiểm tra bạn đã triển khai dữ liệu có cấu trúc đúng cách hay chưa. Sau khi nhập tên domain vào khung tìm kiếm, bạn sẽ thấy báo cáo có tên “Markup” trong mục “Thematic Reports”.
Nhấp vào nút “View details”. Công cụ sẽ chấm điểm bất kỳ trang nào có Schema Markup, chia nhỏ các trang theo loại lược đồ và cảnh báo cho bạn về mọi vấn đề hiện có trên trang.
Nếu công cụ cảnh báo bất kì vấn đề nào về Schema Markup, bạn nên chạy riêng trang đó thông qua “Schema.org’s markup validator”. Công cụ này sẽ cho bạn biết liệu Schema Markup của bạn đã thật sự đúng cách chưa.
Theo dõi và cập nhật nội dung
Onpage là quá trình lâu dài và được thực hiện nhiều lần. Nếu bạn không hài lòng với thứ hạng hiện tại, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục thực hiện Onpage để cải thiện thứ hạng. Nội dung là yếu tố bạn nên cập nhật thường xuyên nhất.
Thông tin đều có thể thay đổi theo thời gian. Nếu nội dung trong bài viết của bạn không bắt kịp xu hướng, hoặc chứa những thông tin lỗi thời sẽ gây ra ân tượng xấu đến cả Google và người đọc.
Vì vậy, thường xuyên theo dõi và update nội dung cũng là một cách Onpage hiệu quả.
Kết luận
Tổng kết lại, SEO Onpage không chỉ là một chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công và thịnh vượng trực tuyến. Những chiến lược cơ bản và nâng cao được đề cập trong bài viết không chỉ giúp định hình vị thế của trang web trên SERP mà còn tạo ra một kết nối sâu sắc với khách hàng.
Định nghĩa chính xác về SEO, sự quan trọng của các kỹ thuật tối ưu hóa SEO Onpage và tầm quan trọng của chúng đã được Minimo trình bày một cách chi tiết và rõ ràng. Bài viết không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện những chiến lược này để đạt được hiệu suất tối đa trên thị trường số ngày nay.
Với sự hiểu biết sâu rộng về từ khóa, tiêu đề, và các yếu tố Onpage khác, bạn có thể xây dựng trang web của mình thành một đối tác đáng tin cậy của cả công cụ tìm kiếm và người dùng. Điều này không chỉ giúp tăng vị thế trên SERP mà còn tạo ra cơ hội kết nối mạnh mẽ với đối tượng mục tiêu.
Cuối cùng, hãy tiếp tục theo dõi những xu hướng mới và điều chỉnh chiến lược của bạn để đảm bảo rằng trang web của bạn luôn duy trì sự thu hút và độ tương tác cao trên thị trường số đang ngày càng cạnh tranh. Minimo hy vọng rằng bài viết này đã mang lại giá trị và kiến thức cho bạn trong hành trình chinh phục thế giới SEO Onpage.
Tài liệu tham khảo:
On-Page SEO: What It Is and How to Do It