Hàng loạt những lợi ích của Backlink đem lại cho website trong quá trình SEO là điều không thể phủ nhận. Đối với những bạn mới tìm hiểu về SEO, chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến thuật ngữ Backlink, nhưng bạn đã thật sự hiểu được nó chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để Minimo giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!
Backlink là gì?
Backlink hay còn được gọi là Inbound Links hay Incoming Links, là một liên kết được tạo ra khi trang web khác liên kết với trang web của bạn. Nói đơn giản, trong website khác sẽ có một liên kết dẫn người dùng về website của bạn.
Chắc chắn trước đây bạn đã từng nhìn thấy Backlink, vậy công dụng của nó là gì? Hãy cùng theo dõi tiếp nhé.
Công dụng của Backlink
Tất cả mọi thứ đều có mặt tốt và mặt xấu, nhưng những lợi ích dưới đây là điều không thể bàn cãi mà Backlink mang lại cho website.
1. Cải thiện thứ hạng
Bạn có thắc mắc vì sao Backlink lại có thể cải thiện thứ hạng cho 1 trang web không?
Backlink luôn là một trong những yếu tố mà công cụ tìm kiếm ưu tiên trong việc xếp hạng thứ tự web. Hãy tưởng tượng rằng, có rất nhiều website uy tín trỏ về trang web của bạn, điều đó sẽ giúp cho trang web của bạn ghi điểm trong mắt Google rằng website của bạn là một website chất lượng.
Có thể nói, Backlink là một phương thức mà những website khác “cho điểm” đối với trang web của bạn. Google tất nhiên sẽ có phần tin tưởng đánh giá của người khác hơn là tự bạn đánh giá chính bạn (Internal Link). Sẽ tốt hơn nữa, nếu như những phiếu bầu đó đến từ những người uy tín.
2. Tăng trưởng Traffic
Như Minimo đề cập ở bên trên, Google cho bạn điểm cao, giúp website lên TOP sẽ dẫn đến tăng Organic Traffic về cho website, đây là điều không thể bàn cãi. Nhưng còn 1 lợi ích khác mà chắc hẳn bạn cũng nhận ra, website của bạn cũng sẽ có một nguồn traffic gián tiếp vô cùng chất lượng.
Bởi lẽ, khi một người đang đọc một bài viết, sẽ có xu hướng nhấp vào những liên kết trong trang web để tìm hiểu thêm thông tin liên quan và chi tiết hơn. Khi họ đã nhấp vào Anchor Text, có nghĩa họ thật sự quan tâm đến vấn đề đó.
Nếu nội dung của bạn chất lượng, bạn sẽ có thể giữ chân người đọc, qua đó tăng lượng traffic cho website của mình. Từ những lợi ích trên, trang web của bạn còn có thể tăng time on site và giảm tỷ lệ thoát. Những yếu tố đó lại tiếp tục khiến website của bạn dễ dàng lên top.
3. Rút ngắn thời gian Index
Backlink chính là một trong những con đường giúp Google nhìn thấy trang web của bạn nhanh hơn. Nói đơn giản hơn, các liên kết này thu hút những con bot tìm kiếm cùa Google đến website của bạn. Nếu Backlink được đặt một cách hiệu quả và có chiến lược, công cụ tìm kiếm sẽ giới thiệu nó cho người dùng.
Không chỉ ghé một lần, các bot tìm kiếm thỉnh thoảng sẽ dạo chơi đến những trang web nó đã đến trước đó để kiểm tra những liên kết mới. Website càng uy tín, thì bot sẽ ưu ái và truy cập thường xuyên hơn các website kém uy tín (hay được gọi là Crawl Budget).
Những ưu điểm trên đã thể hiện việc xây dựng Backlink không chỉ tăng sức mạnh SEO, mà còn có ý nghĩa nhận diện thương hiệu và tăng chuyển đổi. Khi thương hiệu của bạn xuất hiện nhiều lần trên những trang web uy tín, khách hàng sẽ biết đến bạn nhiều hơn, tăng thêm niềm tin thương hiệu so với việc không thấy trang web của bạn xuất hiện ở đâu cả.
Các thuật ngữ liên quan đến Backlink mà bạn thường gặp
Anchor Text | Là một đoạn văn bản mà khi bạn nhấp vào, nó sẽ dẫn bạn đến một liên kết khác. Đây cũng được coi là “ảnh đại diện” cho Backlink đấy. |
Link Building | Đây là quy trình tiếp cận, xây dựng mối quan hệ và quảng bá nội dung để khuyến khích người khác liên kết đến website của bạn thông qua quá trình xây dựng liên kết ngược từ các trang web bên ngoài. |
Page Rank | Đây là chỉ số đánh giá mức độ uy tín mà Google đưa ra trong việc đánh giá một website. |
Domain Authority & Page Authority | Cũng giống như Page Rank, đây là chỉ số đánh giá mức độ uy tín của website do Seomoz đưa ra. Hiện nay, 2 chỉ số này có phần phổ biến hơn PR. |
Internal Link | Một siêu liên kết trỏ từ trang web này sang trang web khác, nhưng khác với Backlink ở chỗ, 2 trang web này cùng 1 website. |
External Link | Một siêu liên kết hướng người dùng đến một trang web khác, còn gọi là liên kết ngoài. |
Backlink Dofollow | Là những siêu liên kết có chức năng thông báo với Google rằng nó là một liên kết có uy tín, ảnh hưởng đến yếu tố Outbound Link (liên kết ra phía ngoài) của chính website đó. Nói đơn giản, nếu trang web bạn liên kết là uy tín, bạn có thể khai báo đây là Dofollow, nó sẽ góp phần kéo top website của bạn lên. |
Backlink Nofollow | Đây cũng là một siêu liên kết, nhưng nó thông báo với Google rằng đừng quan tâm đến link chỉ dẫn này. Do đó, nofollow sẽ không ảnh hưởng đến xếp hạng Page Rank của bạn. Nofollow có thể được dùng khi Backlink của bạn không uy tín và có thể kéo điểm website của bạn xuống. |
Phân loại Backlink
Mỗi website sẽ có mục đích, chủ đề khác nhau, do đó cách xây dựng Backlink cũng sẽ không giống nhau. Dưới đây là 3 mô hình tiêu biểu mà bạn cần biết.
1. Mô hình Backlink Wheel Link
Đúng như tên gọi mô hình liên kết bánh xe của nó, 1 trang web sẽ được liên kết với trang web chính và 2 trang web khác để tạo thành hình bánh xe.
Đặc điểm của mô hình này là các web vệ tinh sẽ trỏ trực tiếp về site chính, các web thành phần sẽ được liên kết với nhau thành 1 vòng tròn khép kín như một bánh xe.
2. Mô hình Backlink Pyramid Link
Đây là mô hình Backlink 3 tầng liên kết thành 1 kim tự tháp. Lớp 1 sẽ là site chính, lớp 2 là những vệ tinh trỏ về site 1, và lớp 3 sẽ trỏ vệ lớp 2.
3. Mô hình Backlink Star Link
Trong mô hình liên kết dạng sao, các web vệ tinh sẽ trỏ thẳng đến web chính.
5. Các loại Backlink phổ biến
Đa dạng các loại Backlink cũng giúp tăng thứ hạng website. Hãy cùng Minimo tìm hiểu tiếp nhé!
1. Backlink mạng xã hội:
Các Backlink mạng xã hội đều bị gắn thẻ nofollow, nhưng điều này cũng giúp cho độ nhận diện thương hiệu của bạn tăng lên đấy. Backlink mạng xã hội là URL website được đặt trong hồ sơ hay thông tin của các trang mạng xã hội. Đây là dạng Backlink dễ dàng tạo nhất, vừa miễn phí, vừa nhanh chóng.
2. Backlink tại mục bình luận
Cũng tương tự với Backlink mạng xã hội, khu vực bình luận là nơi dễ dàng đặt Backlink phù hợp ở rất nhiều nền tảng như blog, forum, mạng xã hội,…
3. Backlink từ web 2.0
Web 2.0 được xây dựng để gia tăng sức mạnh cho website chính, đây là các trang web forum cho phép bạn tạo bài viết và đăng lên trên nền tảng của họ. Vì có độ uy tín cao, website 2.0 sẽ có lượng truy cập rất cao. Do đó, nếu bài viết của bạn sơ sài sẽ rất khó được xét duyệt.
Hãy chú ý về chất lượng nội dung khi muốn phát triển Backlink ở nền tảng này nhé.
4. Backlink từ Guest Post
Guest Post là những bài viết của bạn và đăng lên các website khác để đặt Backlink trỏ về website của chính mình. Ở phương pháp này, bạn có thể chủ động tạo bài viết đúng theo mục đích của bạn trên website uy tín khác và đem lại những Backlink Dofollow chất lượng.
Tuy nhiên, Guest Post cũng có điểm yếu như: bạn không thể hoàn toàn kiểm soát được, mỗi website sẽ có quy định và giá tiền khác nhau,…
5. Backlink từ báo mạng
Các trang báo điện tử thường sẽ được đánh giá rất cao về độ uy tín. Tuy nhiên cũng giống như Guest Post, bạn cũng sẽ phải tốn một khoản không nhỏ để booking báo chí.
Private Blog Network là hệ thống các blog có cùng chung chủ đề. Khi triển khai PBN sẽ đẩy nhanh quá trình lên top các keyword.
Nhưng bên cạnh đó, PBN cũng có những nhược điểm: tốn kém và mất nhiều thời gian, yêu cầu kiến thức về Hosting, Domain,…
Những điều cần lưu ý khi xây dựng Backlink
Mọi thứ đều có ưu và khuyết điểm riêng. Để Backlink có thể trở thành trợ thủ đắc lực cho SEO, giảm thiểu tối đa nhược điểm của nó, cần chú ý những điểm sau:
- Chất lượng hơn số lượng: bạn nên quan tâm đến chất lượng của Backlink. Một Backlink uy tín sẽ được Google đánh giá cao hơn những Backlink không an toàn đấy.
- Tạo nội dung chất lượng: một nội dung có giá trị sẽ là cách hiệu quả để thu hút những liên kết ngược tự nhiên.
- Tích cực quảng bá nội dung: sau khi sản xuất một nội dung chất lượng, bạn hãy tích cực quảng bá nó qua nhiều phương tiện truyền thông, như vậy, cơ hội những người khác liên kết với nội dung đó sẽ cao hơn.
- Không coi nhẹ các site có chỉ số PR thấp: PR là yếu tố Google đánh giá website, nhưng cũng không nên xem thường những trang có PR thấp, bạn nên xem xét cả chất lượng nội dung của website đó.
Cách đặt Backlink hiệu quả
Có rất nhiều cách đặt Backlink, nhưng hãy tham khảo 7 cách dưới đây, có thể sẽ giúp ích cho bạn.
1. Đặt Backlink ở trang có Page Rank cao
Backlink được đặt trong các diễn đàn có PR>=4 sẽ nhận được đánh giá cao của Google. Hãy tưởng tượng mỗi Backlink là một phiếu bầu, thì PR cao hơn sẽ có giá trị lớn hơn. Do đó, bạn nên phủ rộng link từ các diễn đàn khác nhau, và có sự tập trung chất lượng vào các diễn đàn có PR cao.
2. Đặt Backlink trên trang có chỉ số DA, PA cao
Các trang web có điểm DA, PA lớn hơn 20 được xem là những trang có điểm uy tín cao. Ý nghĩa của việc đặt Backlink ở trang có DA, PA cao cũng giống như đặt ở trang có PR cao vậy.
3. Đặt Backlink ở trang có Traffic cao
Những trang có traffic cao cũng xem như được Google đánh giá khá cao. Nếu Backlink của bạn xuất hiện ở nơi có lượt traffic cao, đương nhiên tỷ lệ người dùng click vào trang web của bạn cũng sẽ cao hơn.
4. Sử dụng site cùng chủ đề
Những chủ đề giống nhau tất nhiên sẽ dễ dàng liên kết với nhau, qua đó sẽ có khả năng tương tác cao hơn. Việc bạn tập trung rải link ở những chuyên mục hay từ khóa cùng chủ đề sẽ được Google đánh giá cao hơn việc spam link vào các chủ đề không liên quan.
5. Đặt Backlink trong nội dung bài viết
Có rất nhiều nơi để bạn đặt Backlink: header, footer, … nhưng vị trí vàng để đặt Backlink chính là ở trong nửa trên của nội dung bài viết.
6. Đặt link Dofollow
Dofollow là một cách gia tăng thứ hạng và độ uy tín cho trang web. Nhưng cũng nên xen lẫn vào đó những Link Nofollow, vì nếu chỉ tập trung vào Dofollow, Google sẽ xem đó là một yếu tố bất thường.
7. Từ những site uy tín (.gov/.edu)
Phần lớn 2 site này đều thuộc quyền sở hữu của chính phủ, do đó, độ tin cậy sẽ cực kỳ cao.
Tạm kết
Backlink là một yếu tố không thể thiếu trong SEO. Sau khi hiểu rõ về nó, quá trình on top website sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.