Quy trình 14 bước lập kế hoạch SEO dược phẩm bạn cần biết

Quy trình lập bản kế hoạch SEO ngành dược

Quy-trinh-lap-ke-hoach-seo-nganh-duoc

Mình là Phúc

SEO tại MINIMO SEO

Kế hoạch SEO là một chiến lược cải thiện thứ hạng cho website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo,… thông qua các bước cụ thể. Kế hoạch SEO giúp doanh nghiệp tăng khả năng chuyển đổi và tăng độ nhận diện thương hiệu.

Lập kế hoạch SEO giúp cho doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng, tiết kiệm thời gian và chi phí khi triển khai kế hoạch, gia tăng cơ hội thành công. Có những nguyên tắc mà doanh nghiệp cần tuân thủ khi tiến hành lập kế hoạch. Trong bài viết này, Minimo sẽ hướng dẫn lập kế hoạch SEO một cách rõ ràng và chi tiết đối với ngành dược mà bạn có thể tham khảo.

Lộ trình bản kế hoạch SEO ngành dược

Lộ trình kế hoạch là các bước mà bạn cần phải thực hiện khi bắt đầu triển khai một kế hoạch đã được lập ra. Trong đó, ngành dược là một ngành khá đặc thù, liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, lộ trình kế hoạch SEO ngành dược cần đảm bảo có những bước tìm hiểu thông tin thật kỹ càng cũng như kiểm tra chất lượng content, feedback từ những chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu E-A-T của Google.

cac giai doan len ke hoach seo
Các giai đoạn lập kế hoạch SEO ngành dược.

Thời gian tổng thể của một kế hoạch seo ngành dược thông thường có thể kéo dài khoảng 6-9 tháng tùy theo quy mô của dự án. Một kế hoạch SEO ngành dược thường có 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: nghiên cứu và chuẩn bị – kéo dài khoảng 1 tháng, bao gồm các bước chính như sau:

  • Phân tích website
  • Nghiên cứu thị trường
  • Phân tích đối thủ
  • Nghiên cứu từ khóa
  • Nhóm từ khóa
  • Xây dựng cấu trúc website
  • Đặt mục tiêu kế hoạch SEO
  • Hoạch định ngân sách và phân bổ nguồn lực

Giai đoạn 2: thực thi kế hoạch và đo lường hiệu quả – kéo dài từ 4 tháng trở lên tùy theo quy mô của kế hoạch, bao gồm các bước chính như sau:

  • Tối ưu Technical
  • Viết bài chuẩn SEO
  • Tối ưu onpage
  • Xây dựng backlink và tăng view cho website
  • Đo lường hiệu quả
  • Theo dõi và đưa ra kế hoạch mới

Quy trình mẫu kế hoạch SEO tổng thể

quy trinh len ke hoach seo
Quy trình lập bản kế hoạch SEO ngành dược bao gồm 14 bước.

Phân tích website

Phân tích website là bước đi cơ bản để một doanh nghiệp dược phẩm có thể lên kế hoạch SEO một cách chi tiết nhất. Ở bước này, sẽ có 4 yếu tố chính để bạn có thể đánh giá được hiện suất hiện tại của website:

  • Cấu trúc trang web: cấu trúc tốt thì bot Google sẽ càng dễ cào nội dung của website, đưa website lê top tìm kiếm. Bạn nên kiểm tra URL, internal link, cấu trúc thư mục, sitemap,… đảm bảo website dễ nhìn, dễ đọc, rõ ràng và mạch lạc. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Moz, Google Search Console hoặc Ahrefs để quá trình này trở nên dễ dàng hơn.
  • Keyword website: từ khóa là trợ thủ đắc lực để website có thể thân thiện với công cụ tìm kiếm. Bạn có thể đánh giá từ khóa website thông qua từ khóa chính, từ khóa trong URL, anchor text chứa từ khóa, độ cạnh tranh từ khóa,…
  • Tốc độ tải trang: tốc độ tải trang càng nhanh, trải nghiệm của người dùng càng tốt. Đặc biệt, đối với ngành dược cần ưu tiên trải nghiệm của khách hàng, đây là một yếu tố quan trọng để giữ chân họ ở lại website. Một số công cụ có thể giúp doanh nghiệp kiểm tra tốc độ trang miễn phí là GTmetrix, Google PageSpeed Insights hoặc Pingdom, cung cấp cho bạn những thông tin về kích thước trang, thời gian phản hồi máy chủ, giao thức HTTP, …
  • Mức độ tương thích với các thiết bị: ngày nay, người dùng có càng nhiều sự lựa chọn để truy cập mạng, có thể thông qua các thiết bị như: điệ thoại di động, laptop, PC,… Do đó, cấu trúc trang web không thể hiển thị tương thích với thiết bị di động, người dùng sẽ không có trải nghiệm tốt khi truy cập vào website của doanh nghiệp. Theo StatCounter Global Stats (tính đến tháng 7/2023), tỉ lệ người dùng truy cập bằng thiết bị di động khoảng 53,3% trên toàn cầu, tỉ lệ truy cập bằng máy tính là 46,7%. Để kiểm tra và sửa chữa tình trạng hiển thị của web, doanh nghiệp có thể tham khảo các công cụ như MobileTest, Google Search Console, …
  • Tối ưu URL: kiểm tra URL của bạn không chứa các ký tự đặc biệt như @, =, ?, !, %…, có thể lồng ghép từ khóa chính để tăng hiệu quả SEO.
gan tu khoa vao URL
Đưa từ khóa vào URL để tăng khả năng SEO. (Cre: bệnh viện Tâm Anh).

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước mà các doanh nghiệp dược phẩm cần phải ưu tiên làm, để có cái nhìn tổng quát về xu hướng của người tiêu dùng cũng như nỗi lo của họ. Có 3 yếu tố mà bạn cần phải quan tâm khi tiến hành nghiên cứu: đối tượng khách hàng, phân tích đối thủ, tìm và nhóm từ khóa.

Xác định chân dung đối tượng khách hàng: chân dung đối tượng khách hàng là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp dược phẩm có thể xây dựng content map cũng như tìm cách tiếp cận và thu hút họ đối với từng loại sản phẩm/dịch vụ. Các bước để xác định chân dung khách hàng mà bạn có thể tham khảo:

  • Phân tích lĩnh vực hoạt động chủ yếu trên website của doanh nghiệp để hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ và thông điệp mà doanh nghiệp đang cung cấp.
  • Xác định các yếu tố của chân dung khách hàng bao gồm tuổi, giới tính, sở thích, thói quen, nhu cầu và các yếu tố khác liên quan.
  • Tập trung vào hành vi của khách hàng để hiểu rõ hơn về cách họ tương tác với sản phẩm, dịch vụ và thông điệp, nội dung của doanh nghiệp.
xac dinh chan dung khach hang
Xác định chân dung khách hàng bằng 3 yếu tố trên.

Tìm kiếm nhóm từ khóa phù hợp: doanh nghiệp có thể tăng khả năng xuất hiện của trang web trong kết quả tìm kiếm Google và tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner hoặc SEMrush để xác định lưu lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh của từ khóa. Việc này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng tìm kiếm của người dùng và chọn lựa những từ khóa phù hợp nhất để tối ưu hóa trang web của mình.

Phân tích đối thủ cạnh tranh: là một bước vô cùng quan trọng trong việc lên kế hoạch SEO. Quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm các bước sau:

  • Tìm kiếm đối thủ để hiểu rõ về các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương tự.
  • Phân tích nội dung trên trang web của đối thủ để đánh giá về thông điệp, sản phẩm, dịch vụ và cách họ tương tác với khách hàng.
  • Phân tích backlink để hiểu rõ về chiến lược liên kết của đối thủ và các nguồn traffic mà họ đang tận dụng.
  • Phân tích khả năng tương tác của đối thủ trên các mạng xã hội và các kênh truyền thông khác để hiểu rõ về cách họ tương tác với khách hàng và xây dựng thương hiệu.
  • So sánh và đánh giá các thông tin thu thập được từ đối thủ cạnh tranh để xác định những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cạnh tranh trong thị trường.

Đưa ra chiến lược SEO cụ thể: Dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường đã thu thập để xác định chiến lược SEO phù hợp. Đồng thời, lên kế hoạch tối ưu nội dung chuẩn SEO, xây dựng liên kết để tăng mức độ tin cậy của trang web.

Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ trong quy trình lập bản kế hoạch SEO ngành dược là bước quan trọng giúp hiểu rõ đối thủ và chuẩn bị sẵn sàng trước khi “tham chiến”. Việc này giúp nâng cao thế mạnh của doanh nghiệp và tạo điều kiện vượt mặt đối thủ trong tương lai.

Việc lựa chọn đối thủ cần cẩn trọng để tránh việc kế hoạch SEO đi sai hướng. Bước đầu tiên là tìm kiếm keyword chính trên Google để xác định các đối thủ ở vị trí Top 1 – Top 5. Sau đó, truy cập vào từng trang web đối thủ và sử dụng các công cụ hỗ trợ để phân tích nội dung và website của họ.
Ví dụ, nếu bạn cung cấp dịch vụ nội soi bao tử, dạ dày, tìm kiếm từ khóa “nội soi” và chọn các nội dung từ top 1 – 5 để phân tích.

Bạn có thể đánh giá nội dung bằng cách xem chất lượng content, hình ảnh và cách trình bày. Sau đó, đánh giá yếu tố kỹ thuật như mật độ từ khóa, cách đi link và tối ưu hóa backlink.

3 yeu to can thiet khi phan tich doi thu
Phân tích 3 yếu tố tồn tại trên website của đối thủ.

Những đánh giá này giúp bạn hiểu rõ hơn về đối thủ và hỗ trợ cho việc xây dựng và nâng cao thứ hạng website của mình trong tương lai. Tuy nhiên, việc phân tích cần được thực hiện cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn nếu bạn vừa mới bắt đầu xây web.

Phân tích nội dung

Trong quá trình lập bản kế hoạch SEO ngành dược, việc phân tích nội dung đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả cho chiến lược SEO.
Đầu tiên, cần chú ý đến chất lượng bài viết, bao gồm bố cục, thông tin cung cấp và văn phong thống nhất của doanh nghiệp. Đối với SEO dược, doanh nghiệp nên dùng giọng văn vừa đủ thân thiện để tiếp cận bệnh nhân, vừa đủ trang trọng để thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín. Ngoài ra, bài viết cần phải hấp dẫn và chứa đựng thông tin hữu ích đối với người đọc.

Tần suất đăng bài là yếu tố giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoạt động của đối thủ trên Google. Bạn có thể sử dụng câu lệnh “site: domain từ khóa” rồi chọn Công cụ, tìm kiếm và chọn mốc thời gian tương ứng.

Tiếp theo, việc kiểm tra index giúp đánh giá sự hiệu quả của nội dung, liệu nó có được đánh giá cao trên các công cụ tìm kiếm hay không.
Cuối cùng, việc kiểm tra liên kết nội bộ là một phần quan trọng của bước phân tích nội dung. Cần xác định xem những liên kết này có thu hút người đọc và tăng tương tác hay không.

Tóm lại, việc phân tích nội dung không chỉ giúp hiểu rõ về đối thủ mà còn giúp cải thiện chiến lược SEO của doanh nghiệp trong ngành dược.

Phân tích Onpage

Trong ngành dược, việc phân tích onpage của đối thủ không chỉ là một phần quan trọng của chiến lược SEO mà còn là chìa khóa để hiểu rõ về sức mạnh và chiến lược on top của họ. Dưới đây là những yếu tố cần được xem xét:

  • Landing Page và Nguồn Traffic: Đối thủ của bạn có những trang nào đang đưa họ lên Top và từ khóa nào đang dẫn người đọc vào web của họ? Ví dụ, một trang chủ về thuốc giảm đau có thể thu hút lượng lớn traffic từ từ khóa “thuốc giảm đau hiệu quả”.
  • Tuổi của Website: Trang web của đối thủ đã hoạt động trong thời gian bao lâu? Một trang web đã có tuổi đời lâu có thể đã tích lũy được uy tín và độ tin cậy trong mắt cả người dùng và công cụ tìm kiếm.
  • Thứ Hạng từ Khóa: đối thủ đã đưa lên Top bao nhiêu từ khóa chính? Ví dụ, một trang web về chăm sóc da có thể đã chiếm vị trí cao với từ khóa “sản phẩm chăm sóc da tự nhiên”.
  • Cấu Trúc Website: Đối thủ đã xây dựng cấu trúc website một cách có tổ chức và thân thiện với SEO chưa? Ví dụ, họ đã tối ưu hóa trang sản phẩm với internal link chính xác, an toàn và phù hợp chưa?
  • Trải Nghiệm Người Dùng: Đối thủ có tập trung vào cải thiện trải nghiệm người dùng không? Ví dụ, họ có cung cấp thông tin về tác dụng và liều lượng của thuốc một cách rõ ràng và dễ hiểu cho người dùng không?

Phân tích Offpage

Dưới đây là những yếu tố cần xem xét:

  • Số lượng backlink: Đối thủ có sử dụng chiến lược backlink mạnh mẽ không?
  • Link điều hướng: Các link của đối thủ đưa người đọc đến những trang nào trong website của họ?
  • Hệ thống site vệ tinh: Đối thủ đã xây dựng các site vệ tinh để tăng cường backlink chưa?
  • Nguồn link: Link của đối thủ đến từ web vệ tinh, diễn đàn, báo PR, hay guest post?
  • Tình trạng link: Bao nhiêu link sống và link chết mà đối thủ đang có?
  • Thống kê traffic: Đối thủ đang có lượng traffic từ các công cụ tìm kiếm và trang web mạng xã hội như thế nào?
  • Hoạt động mạng xã hội: Đối thủ sử dụng mạng xã hội như thế nào để tương tác với khách hàng?
  • Lọc domain: Có những domain nào mà đối thủ đặt link và có thể sử dụng cho website của bạn?
  • Số lượng link: Đối thủ đã có đủ link chưa và bạn cần bao nhiêu link để cạnh tranh?

Trong quá trình này, sử dụng các công cụ SEO như Ahrefs, Semrush, và các công cụ phân tích tốc độ tải trang là rất quan trọng. Việc phân tích đối thủ không chỉ giúp bạn hiểu rõ vị trí của mình trong ngành mà còn giúp bạn đưa ra những chiến lược phù hợp và hiệu quả hơn. Bạn có thể học hỏi từ những thành công và thất bại của đối thủ để cải thiện chiến lược, kế hoạch SEO của mình.

Nghiên cứu từ khóa

Trong quy trình lập bản kế hoạch SEO ngành dược, việc nghiên cứu từ khóa đóng vai trò quan trọng để xác định chiến lược SEO hiệu quả. Dưới đây là những bước cơ bản trong quá trình nghiên cứu từ khóa:

  1. Xác định lĩnh vực và đối tượng khách hàng: Bạn cần hiểu rõ lĩnh vực mà bạn muốn tập trung và đối tượng khách hàng mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hướng đến. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh các sản phẩm dược phẩm chăm sóc da, đối tượng khách hàng có thể là những người quan tâm đến làn da và muốn cải thiện tình trạng của nó.
  2. Chọn Parent Keyword: Đây là từ khóa gốc mà người đọc sử dụng để tìm kiếm thông tin. Ví dụ, “sản phẩm chăm sóc da tự nhiên” có thể là một Parent Keyword phù hợp cho ngành dược phẩm chăm sóc da. Sau khi xác định được lĩnh vực chính, hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu keyword như: Semrush, Google Suggestion hay Ahfefs,… để tìm kiếm những từ khóa liên quan.
  3. Đo độ khó của từ khóa: Đánh giá độ khó của từ khóa giúp bạn xác định được từ khóa nào có khả năng lên top cao trên Google. Cân nhắc giữa từ khóa ngắn và từ khóa dài để chọn lựa từ khóa phù hợp nhất.
  4. Phân nhóm từ khóa: Từ khóa có thể được phân nhóm thành ba loại chính:
  • Buyer Keyword: Từ khóa này đề cập đến giai đoạn mà khách hàng đã sẵn sàng mua hàng.
  • Information Keyword: Từ khóa này giúp cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của người dùng.
  • Navigational Keyword: Đây là từ khóa thương hiệu, mà người dùng sử dụng để tìm kiếm trực tiếp trang web của một thương hiệu cụ thể.
cac yeu to khi nghien cuu tu khoa
Nghiên cứu từ khóa bao gồm các yếu tố nào?

Qua quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về nhu cầu tìm kiếm của khách hàng và có thể xây dựng chiến lược SEO phù hợp để tăng cường sự hiện diện của mình trên các công cụ tìm kiếm.

Công cụ tìm kiếm từ khóa và nhóm từ khóa

Công cụ tìm kiếm từ khóa

  1. Ahrefs: Là một công cụ đa năng, không chỉ giúp bạn tối ưu website mà còn cung cấp tính năng nghiên cứu từ khóa. Công cụ này cần trả phí để sử dụng, nhưng nó đảm bảo cung cấp dữ liệu chính xác và chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về từ khóa như volume, độ khó, độ cạnh tranh,…
  2. Keyword Tool: Đây là một công cụ tiện ích cho việc nghiên cứu từ khóa trên Google. Bằng cách nhập keyword, vị trí và ngôn ngữ mong muốn, bạn sẽ nhận được dữ liệu phong phú để phân tích và chọn lọc từ khóa phù hợp cho website của mình.
  3. Google Search: công cụ sử dụng dễ dàng nhưng vô cùng hiệu quả. Từ việc sử dụng Google Suggest để nhận gợi ý từ khóa khi gõ vào thanh tìm kiếm đến việc xem các từ khóa liên quan ở cuối trang kết quả, bạn có thể thu thập những từ khóa quan trọng và áp dụng chúng vào chiến lược SEO của mình. Công cụ cũng hiển thị các từ khóa liên quan, có thể tham khảo để đưa vào bài viết.

Nhóm từ khóa

Sau khi đã tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa, việc nhóm chúng lại với nhau giúp tạo ra cấu trúc rõ ràng và logic cho website của bạn.

Bạn có thể sử dụng mô hình Topic Cluster để nhóm từ khóa lại với nhau. Trong mô hình này, Pillar Content là trang trụ cột đại diện cho một chủ đề lớn và bao quát, trong khi Cluster là các trang hỗ trợ, bổ sung thông tin chi tiết cho Pillar.

topic cluster
Thử nghiệm mô hình Topic Cluster vào content SEO dược phẩm.

Ví dụ, nếu bạn muốn viết về “các loại thuốc giảm đau”, thì bài viết về “Thuốc giảm đau và tác dụng của chúng” có thể được xem là Pillar Content. Các bài viết bổ sung như “Cách sử dụng thuốc giảm đau hiệu quả” hoặc “Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau” sẽ là Cluster, hỗ trợ cho Pillar.

Ngoài ra, bạn cũng cần nhóm từ khóa theo giai đoạn mua hàng của người đọc. Mỗi giai đoạn sẽ tập trung vào các chủ đề khác nhau, từ nhận thức về sản phẩm đến quyết định mua hàng. Đảm bảo rằng mỗi bài viết chỉ tập trung vào một nhóm từ khóa chung ý định tìm kiếm, tránh tình trạng Keyword Cannibalization có thể làm giảm hiệu quả SEO của bạn.

Việc nhóm từ khóa một cách logic và hợp lý sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch SEO đồng nhất và ấn tượng, người đọc dễ dàng theo dõi nội dung trên website, tăng khả năng truyền đạt thông tin, độ uy tín, nâng cao vị thế của website trên các công cụ tìm kiếm.

Xây dựng cấu trúc website

Việc xây dựng cấu trúc website dựa trên từ khóa đã nghiên cứu giúp định hình nội dung và hướng dẫn người viết nội dung hiểu rõ mục tiêu của mình. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra một trải nghiệm người dùng thú vị và tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng trên trang web của mình. Một số site mà bạn cần xem xét và cải thiện trong kế hoạch SEO của mình là:

  • Trang chủ (Homepage): Đây là địa điểm đầu tiên mà người dùng thường truy cập vào website của bạn. Bạn có thể chọn từ khóa brand hoặc từ khóa chính trong ngành dược để SEO trang chủ. Ví dụ, nếu bạn có một trang web cung cấp dược phẩm, từ khóa “sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm tự nhiên, dược phẩm thảo dược” có thể được cân nhắc sử dụng.
  • Chuyên mục/danh mục sản phẩm (Category): Đây là các phân mục chính của website, nơi người dùng có thể tìm thấy các sản phẩm cụ thể. Bạn cần chọn từ khóa chính để SEO tại mỗi danh mục. Ví dụ, trong trường hợp của một trang web bán dược phẩm, từ khóa “thuốc giảm đau” có thể được sử dụng cho danh mục sản phẩm tương ứng.
  • Bài viết (Post): Đây là nơi bạn chia sẻ thông tin, tin tức hoặc kiến thức trong lĩnh vực dược phẩm. Bạn cần chọn từ khóa liên quan để SEO cho các bài viết của mình. Ví dụ, nếu bạn viết một bài viết về “thuốc an thần”, từ khóa “cách sử dụng thuốc an thần” có thể là lựa chọn phù hợp.
  • Sản phẩm (Product): Nếu bạn có trang web bán hàng, từ khóa sản phẩm cần được chọn một cách cẩn thận để thu hút khách hàng mục tiêu. Ví dụ, “viên uống bổ sung canxi” có thể là một từ khóa sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hàng ngày.
  • Thẻ Tag: Thẻ tag giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm các bài viết hoặc sản phẩm có liên quan. Bạn có thể chọn từ khóa phù hợp với các thẻ tag của bạn để tăng khả năng tìm thấy của người dùng trên website của bạn.
cau truc website
Tập trung vào cấu trúc website. (Cre: Bệnh viện VINMEC).

Đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO

Để thực hiện một kế hoạch SEO hiệu quả trong ngành dược, việc đặt mục tiêu là một bước cực kỳ quan trọng. Đây không chỉ là hành động đơn giản mà còn là bước căn bản để xác định hướng đi và đo lường hiệu quả của chiến lược SEO.

Khi đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO, bạn cần tập trung vào các yếu tố cụ thể như lượt traffic, số lượng khách hàng liên hệ, pageview, lượng truy cập, số lượng bài viết đạt top Google, hoặc tỷ lệ chuyển đổi. Ví dụ, một mục tiêu cụ thể có thể áp dụng cho các doanh nghiệp là “tăng lượng truy cập từ khách hàng tiềm năng thông qua việc đưa các bài viết chất lượng lên top của các công cụ tìm kiếm”.

Quan trọng hơn, bạn cần phải chia nhỏ các mục tiêu thành các giai đoạn cụ thể, từng quý, từng tháng hay từng tuần, để dễ dàng đo lường và điều chỉnh chiến lược theo thời gian. Những thành tựu nhỏ tích lũy từng bước sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu lớn của mình, đồng thời cung cấp thông tin quý giá để điều chỉnh và cải thiện chiến lược SEO của bạn.

Hoạch định ngân sách và phân bổ nhân sự

Để hoạch định ngân sách và phân bổ nhân sự cho một dự án SEO trong ngành dược, các bước và công cụ hỗ trợ cần được xem xét cẩn thận.

hoach dinh và phan bo nguon luc
Hoạch định, phân bổ và đánh giá rủi ro là một bước quan trọng trong quá trình lên kế hoạch.

Hoạch định Ngân sách

Chi phí Công nghệ, Hạ tầng:

  • Website và Tối ưu hóa: Dành ngân sách cho việc mua domain, hosting và thiết kế website chuẩn SEO. Công cụ như WordPress, Joomla, hoặc Drupal có thể hữu ích trong việc xây dựng nền tảng web.
  • Công cụ Hỗ trợ: Sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush, Moz Pro để nghiên cứu từ khóa, theo dõi vị trí từ khóa và phân tích đối thủ.

Chi phí Xây dựng Website Vệ tinh và Backlink: Đầu tư vào việc xây dựng các trang web vệ tinh và mua backlink chất lượng từ các nguồn đáng tin cậy như các diễn đàn, blog uy tín trong lĩnh vực dược phẩm.

Phân bổ Nhân sự

Leader (Trưởng nhóm) SEO:

  • Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, lập kế hoạch và quản lý dự án.
  • Có kiến thức sâu rộng về SEO và kỹ năng lãnh đạo tốt.
  • Công cụ hỗ trợ: Google Analytics, Google Search Console.

Chuyên viên SEO:

  • Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến tối ưu hóa nội dung, backlink, cải thiện vị trí từ khóa.
  • Sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush để phân tích và theo dõi hiệu suất từ khóa.

Content SEO:

  • Tạo ra nội dung chất lượng, tối ưu cho SEO và phù hợp với nhu cầu của người dùng.
  • Sử dụng các công cụ như Grammarly, Hemingway để kiểm tra chất lượng và tính toàn vẹn của nội dung.

Rủi ro

Rủi ro nhân sự:

  • Có thể gặp phải sự không phù hợp giữa kỹ năng và công việc, hoặc nhân sự rời khỏi dự án đột ngột.
  • Đề phòng bằng việc duy trì một dự án backup và liên tục đào tạo nhân sự mới.

Rủi ro kết quả SEO:

  • Không phải mọi chiến lược SEO đều thành công. Có thể gặp phải các vấn đề như giảm thứ hạng từ khóa, bị phạt bởi Google, hoặc không đạt được mục tiêu dự kiến.
  • Cần có kế hoạch dự phòng và điều chỉnh linh hoạt khi cần thiết.

Việc hoạch định ngân sách và phân bổ nhân sự là một phần quan trọng trong quy trình lập kế hoạch SEO trong ngành dược. Bằng cách xác định rõ ràng các chi phí và nguồn lực cần thiết, cùng với việc đối phó với các rủi ro có thể xảy ra, bạn có thể tạo ra một kế hoạch SEO mạnh mẽ và hiệu quả.

Tối ưu Technical

Sau khi phân tích Website đối thủ và của công ty, việc tối ưu hóa kỹ thuật có thể giúp cải thiện thứ hạng của từ khóa trên Google.

cac yeu to toi uu technical
Tối ưu Technical dựa vào 3 yếu tố sau.
  1. Kiểm tra và tốc độ trang web: Sử dụng công cụ như Pingdom để đo lường tốc độ tải trang web. Thời gian tải trang nhanh giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và có thể tăng cơ hội lên top trong kết quả tìm kiếm. Sử dụng Google Pagespeed để đánh giá và cải thiện tốc độ tải trang web. Các biện pháp như tối ưu hóa hình ảnh, tối ưu mã JavaScript và CSS có thể giúp giảm thời gian tải trang.
  2. Kiểm tra thân thiện với di động: Sử dụng Google Search Console để đánh giá mức độ thân thiện với di động của trang web. Một trải nghiệm tốt trên thiết bị di động là yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa SEO.
  3. Tối ưu hóa Crawlability: Sử dụng Screaming Frog để kiểm tra và giải quyết các vấn đề liên quan đến crawlability của trang web. Điều này bao gồm sửa các liên kết hỏng, tối ưu hóa cấu trúc URL, và xử lý các lỗi trong tập tin Robots.txt.

Viết bài chuẩn SEO

Viết nội dung chuẩn SEO là một phần không thể thiếu trong quy trình lập kế hoạch SEO cho ngành dược. Bài viết cần đảm bảo không chỉ giải quyết được nhu cầu tìm kiếm của người đọc mà còn áp dụng kỹ thuật SEO để từ khóa có thể nằm trong top của Google.

Một bài viết SEO chuẩn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho kế hoạch SEO của bạn. Để đạt được điều này, việc viết nội dung đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, lĩnh vực cũng như kỹ thuật SEO.

  • Mở bài:

Phần mở bài là cực kỳ quan trọng vì nó giữ chân người đọc và giới thiệu chủ đề một cách hấp dẫn. Bạn cần chèn từ khóa chính và từ khóa phụ vào phần mở bài, nhưng cũng cần tránh việc đặt quá nhiều từ khóa để tránh bị Google nhận diện là spam. Số lượng hợp lý của từ khóa chính là 1 lần, từ khóa phụ 1-2 lần.

Trong mở bài, hãy gợi mở chủ đề bằng cách đặt ra những câu hỏi mà người đọc quan tâm. Điều này giúp họ hiểu rằng bài viết của bạn sẽ giúp giải quyết nỗi băn khoăn của họ. Ngoài ra, hãy chú ý chèn từ khóa chính một cách tự nhiên, không quá lạm dụng.

  • Thân bài:

Thân bài cần được chia thành các đoạn ngắn, mỗi đoạn bắt đầu bằng một Heading (Tiêu đề). Các Heading cần chứa từ khóa chính, từ khóa phụ và các từ khóa liên quan. Nội dung phải chất lượng và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người đọc.

Bên cạnh văn bản, cần chèn video, hình ảnh, Infographic và CTA để bài viết sinh động và hấp dẫn. Đảm bảo mật độ từ khóa trong văn bản dao động từ 1-3% và được phân bổ một cách hợp lý.

  • Kết bài:

Phần kết bài cần tóm lược nội dung và gợi lên các hành động tiếp theo cho người đọc. Cần chú ý đặt từ khóa chính và chèn các câu CTA để tạo tỷ lệ chuyển đổi cho bài viết. Kết bài không nên quá dai, chỉ cần tóm gọn ý trong 100-150 từ. Bạn có thể cân nhắc chèn tên thương hiệu, chèn từ khóa chính vào đây.

Bên cạnh việc tập trung vào nội dung, cần tối ưu các yếu tố khác như Heading 1 (H1), các Subheading (H2, H3, H4…), Meta và hình ảnh.

  • Tối ưu H1 – Heading 1:
    • H1 và SEO Title không nên trùng nhau.
    • H1 chỉ nên chứa tối đa 70 ký tự và từ khóa có lượng tìm kiếm cao thứ 2 hoặc 3.
    • Mỗi bài viết chỉ nên có duy nhất 1 H1.
    • Nên đặt keyword ở đầu câu. Ví dụ: “Đau dạ dày có biểu hiện như thế nào?” thay vì “Biểu hiện của đau dạ dày”.
  • Tối ưu Subheading (H2, H3, H4 …)
    • Chia bài viết thành các Subheading để người đọc dễ đọc và nắm bắt nội dung.
    • Cần chứa từ khóa và các từ khóa LSI.
    • Mỗi bài viết nên có ít nhất 2 H2 trở lên.
    • Một Subheading nhỏ chỉ nên có khoảng 300 chữ.
  • Tối ưu Meta Description
    • Viết ngắn gọn, khoảng 160 từ khóa, bao hàm nội dung và có từ khóa.
    • Gợi lên nỗi đau của người đọc để họ tò mò và click vào bài viết.
  • Tối ưu hình ảnh
    • Đặt tên ảnh sao cho thân thiện với SEO.
    • Cần căn chỉnh ảnh và đảm bảo chất lượng.
    • Định dạng ảnh nên là đuôi .jpg, được đặt tên theo kiểu “dau-da-day”.
    • Trong ảnh không chứa logo đối thủ, rải đều hình ảnh trong bài viết.
cau truc bai viet chuan seo
Ví dụ về cấu trúc một bài viết dược phẩm chuẩn SEO.

Việc đăng bài với tần suất đều đặn và liên tục tối ưu nội dung sẽ giúp bài viết thu hút traffic và nâng cao thứ hạng trên Google. Sử dụng Google Analytics và Ahrefs để theo dõi và tối ưu nội dung, đồng thời triển khai các bài viết tại Website vệ tinh và đi link về Website chính để tăng lượt truy cập và thứ hạng.

Tối ưu Onpage

Tối ưu Onpage đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vị trí của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Trong ngành dược, việc tối ưu Onpage càng trở nên cần thiết khi cạnh tranh về từ khóa và sự hiển thị trên các trang kết quả tìm kiếm.

Dưới đây là một số yếu tố cần tối ưu trong Onpage SEO:

  1. URL: URL của trang cần phải ngắn gọn, dễ hiểu và chứa từ khóa mục tiêu. Ví dụ, URL cho một trang về thuốc điều trị hen có thể là: /thuoc-dieu-tri-hen.
  2. Title: Tiêu đề của trang (Title) cần phải hấp dẫn, chứa từ khóa và có độ dài hợp lý. Ví dụ, “Tất cả bạn cần biết về thuốc điều trị hen: Cách sử dụng và tác dụng”.
  3. Heading (H1, H2, H3, H4…): Cần sử dụng các heading một cách logic và hợp lý để phân đoạn nội dung. Tiêu đề chính của trang nên được đặt trong thẻ H1, và các phần phụ của nội dung nên sử dụng các thẻ heading phù hợp.
  4. Tạo Table of Content – danh mục: Danh mục giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin và cải thiện trải nghiệm của họ trên trang web.
  5. In đậm keyword: Đánh dấu từ khóa mục tiêu bằng cách in đậm giúp Google nhận diện được ý chính của nội dung.
  6. Tối ưu độ dài content: Nội dung cần phải đủ chi tiết và cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc. Trong lĩnh vực dược phẩm, việc cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về thuốc là rất quan trọng.
  7. Semantic Search: Sử dụng từ ngữ phong phú và liên quan để tăng cường khả năng hiểu biết của Google về nội dung của bạn.
  8. Tối ưu hình ảnh: Hình ảnh nên có tên file và thẻ alt chứa từ khóa mục tiêu và mô tả hợp lý. Ví dụ, tên file ảnh có thể là “thuoc-dieu-tri-hen.jpg”.
  9. Meta Description: Mô tả Meta cần phải hấp dẫn và chứa từ khóa mục tiêu để tăng tỷ lệ nhấp chuột từ kết quả tìm kiếm.
  10. Tối ưu tính dễ đọc – Readability: Nội dung cần phải dễ đọc, dễ hiểu và tránh sử dụng câu văn phức tạp. Sử dụng câu văn đơn giản và cấu trúc nội dung logic giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách dễ dàng.

Xây dựng backlink và tăng view là hai yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả SEO của một trang web trong ngành dược. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì, nắm bắt chiến lược phù hợp và sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm SEO.

xay dung backlink va tang view
Các lưu ý và một vài chiến lược tham khảo để xây dựng Backlink.

Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ khi thực hiện xây dựng backlink:

  • Đảm bảo website đã có nội dung và được Index: Trước khi bắt đầu xây dựng backlink, website cần phải có nội dung chất lượng và đã được công cụ tìm kiếm index.
  • Chọn các nguồn backlink chất lượng: Xây dựng backlink từ các web vệ tinh và các diễn đàn chất lượng liên quan đến lĩnh vực dược phẩm. Việc này giúp tăng cường sự uy tín của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
  • Chăm sóc nội dung: Các bài viết dùng để xây dựng backlink cần phải đảm bảo về mặt kỹ thuật SEO và cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc.
  • Theo dõi lượng view và tiếp cận: Quản lý lượng view của mỗi bài viết giúp đánh giá hiệu quả của chiến lược xây dựng backlink. Nếu lượng view không tăng cao dù bạn đang rất nỗ lực xây dựng backlink và chia sẻ nội dung, có thể bạn cần điều chỉnh chiến lược hoặc cải thiện nội dung để thu hút người đọc hơn.

Ngoài ra, để tăng view cho website, bạn có thể thực hiện các chiến lược sau:

  • SEO từ khóa có thứ hạng cao: Tối ưu hóa từ khóa để nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, từ đó tăng cơ hội được người dùng tìm thấy trang web của bạn.
  • Chia sẻ trên mạng xã hội: Sử dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn để chia sẻ bài viết và tăng cường tiếp cận đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Tạo nội dung hấp dẫn và chia sẻ: Tạo ra nội dung chất lượng và hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của người đọc, từ đó tăng cường lượng view và tương tác trên trang web.

Đo lường hiệu quả

Đo lường hiệu quả là một phần quan trọng không thể thiếu trong quy trình lập bản kế hoạch SEO, đặc biệt trong ngành dược. Nhiều SEOer mới thường chỉ tập trung vào thứ hạng từ khóa trên Google mà bỏ qua việc đánh giá toàn diện về hiệu suất và tiến độ của chiến lược SEO.

Để đo lường hiệu quả, các công cụ như Google Search Console, Google Analytics, và Google Tag Manager chính là những trợ thủ đắc lựcnhất. Chúng giúp bạn phân tích và đánh giá các yếu tố quan trọng như thứ hạng từ khóa, tỷ lệ chuyển đổi, và lượng traffic trên website của bạn.

Ví dụ, một công ty dược phẩm đang thực hiện một chiến dịch SEO để tăng khả năng tiếp cận của sản phẩm mới trên thị trường. Thông qua Google Analytics, họ có thể theo dõi lượng truy cập trang web, xu hướng người dùng, và tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.

Theo dõi và đưa ra kế hoạch mới

Sau khi đánh giá kết quả từ các công cụ đo lường, bạn có thể tìm thấy nhiều vấn đề thú vị. Ví dụ, nếu thấy lượng traffic tăng lên nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp, điều này có thể thể hiện rằng cần cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web hoặc tối ưu hóa nội dung để tăng tính hấp dẫn và giữ chân khách hàng.

Từ những đánh giá này, bạn có thể điều chỉnh chiến lược SEO và quay lại bước đầu tiên của quy trình, bao gồm Audit Website để xác định các điểm yếu và tối ưu hóa trang web của bạn. Việc này giúp đảm bảo rằng chiến dịch SEO không chỉ tăng thứ hạng từ khóa mà còn mang lại kết quả thực sự cho doanh nghiệp trong ngành dược.

Các công cụ giúp bạn lập kế hoạch SEO

cac cong cu ho tro len ke hoach
Sử dụng các công cụ để hỗ trợ lập kế hoạch SEO ngành dược hiệu quả.

Google Keyword Planner

  • Google Keyword Planner là một công cụ cung cấp thông tin về từ khóa và đề xuất từ khóa dựa trên truy vấn tìm kiếm trên Google.
  • Ưu điểm: Cung cấp thông tin chi tiết về khối lượng tìm kiếm, cạnh tranh từ khóa và chi phí quảng cáo ước tính.

SEMrush

  • SEMrush là một nền tảng SEO và quảng cáo trả tiền, cung cấp thông tin về từ khóa, backlink, và phân tích đối thủ.
  • Ưu điểm: Cho phép kiểm tra vị trí từ khóa của đối thủ, phân tích các backlink và cung cấp dữ liệu về lưu lượng truy cập và hiệu suất từ khóa.

Ahrefs

  • Ahrefs là một công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, phân tích liên kết và theo dõi hiệu suất của website.
  • Ưu điểm: Cung cấp dữ liệu đáng tin cậy về backlink, từ khóa và vị trí trong công cụ tìm kiếm, giúp hiểu rõ hơn về chiến lược SEO của đối thủ.

Moz Keyword Explorer

  • Moz Keyword Explorer là một công cụ cung cấp thông tin về từ khóa, bao gồm khối lượng tìm kiếm, độ khó và tiềm năng.
  • Ưu điểm: Dễ sử dụng và cung cấp thông tin đáng tin cậy về từ khóa, giúp tối ưu hóa chiến lược từ khóa của bạn.

SpyFu

  • SpyFu là một công cụ nghiên cứu từ khóa và đối thủ, cung cấp thông tin về chiến lược quảng cáo và SEO của họ.
  • Ưu điểm: Cho phép bạn xem chiến lược quảng cáo và từ khóa của đối thủ, giúp tạo ra chiến lược SEO hiệu quả.

Ubersuggest

  • Ubersuggest là một công cụ SEO đa năng, cung cấp thông tin về từ khóa, phân tích đối thủ và theo dõi vị trí từ khóa.
  • Ưu điểm: Dễ sử dụng và cung cấp thông tin chi tiết về từ khóa, giúp tối ưu hóa chiến lược SEO của bạn một cách hiệu quả.

Các công cụ lập kế hoạch SEO là một phần không thể thiếu trong quy trình lập bản kế hoạch SEO ngành dược, giúp định hình chiến lược từ khóa, phân tích đối thủ và tối ưu hóa trang web của bạn để đạt được hiệu suất tối đa trong các công cụ tìm kiếm.

Kết luận

Như vậy, lập kế hoạch là một bước vô cùng quan trọng đối với bất kì ngành nghề, doanh nghiệp nào khi thực hiện SEO. Kế hoạch SEO giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát, cả về tình trạng của doanh nghiệp, của đối thủ và thị trường. Hy vọng bài viết trên cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.

Mình là Phúc
im.dohoangphuc tên đầy đủ là Đỗ Hoàng Phúc, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, tốt nghiệp tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên ngành địa chất. Phát hiện niềm đam mê với Marketing, đặc biệt là SEO. Phúc đã dành khoảng thời gian từ 2018 để tìm hiểu, thực hành và áp dụng SEO vào doanh nghiệp của mình.

Nhận file Audit website trong 48h

Đằng nào cũng SEO, tại sao không để Minimo thử Audit cho bạn

Hãy để Minimo SEO làm bạn bất ngờ vì những giá trị bạn nhận được. Tất cả đều miễn phí

124 đường số 6 KDC Cityland Park Hill, Phường 10, Quận Gò Vấp, HCM

Stay in the loop