SEO ngành dược - Những yếu tố ảnh hưởng đến quy trình SEO dược phẩm

SEO ngành dược là gì? Mục tiêu, vai trò và 9 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình SEO dược phẩm

SEO ngành dược

Mình là Phúc

SEO tại MINIMO SEO

SEO là quá trình tối ưu hóa một website (tối ưu Onpage, cải thiện tốc độ tải trang, ưu tiên trải nghiệm người dùng) nhằm mục đích cải thiện thứ hạng và tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng. Tương tự với SEO ngành dược, đây là quá trình xây dựng những website cung cấp dược phẩm uy tín và mang nó đến gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, Google có đưa ra những tiêu chuẩn riêng dành cho ngành dược (và một số ngành đặc thù như giáo dục). Vì vậy, SEO dược phẩm sẽ đòi hỏi thêm một số thao tác và kỹ năng để đảm bảo mang lại hiệu quả.

Sức khỏe luôn là điều ưu tiên nhất trong cuộc sống của mỗi người. Vì vậy, mục đích của SEO dược phẩm là giúp cho người dùng tiếp cận được nhiều phương thức mua thuốc khác nhau, cung cấp thông tin chính xác để khách hàng có sự lựa chọn phù hợp, bên cạnh đó đưa các doanh nghiệp dược phẩm tăng sự hiện diện trên các công cụ tìm kiếm.

SEO có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ngành dược trực tuyến đến gần với người dùng. Thay vì tốn khá nhiều chi phí quảng cáo nhưng chỉ mang lại hiệu quả tức thì, SEO giúp ngành dược phát triển bền vững và lâu dài. Quá trình triển khai SEO ngành dược phẩm thường ảnh hưởng bởi 7 yếu tố cơ bản: triển khai content bài viết, kỹ năng Onpage, cách xây dựng cấu trúc website, phát triển Social, xây dựng Backlink, cải thiện tốc độ website và tìm hiểu về User signal.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về những điều liên quan đến SEO ngành dược nhé.

Mục tiêu của SEO dược phẩm là gì?

Tất cả các lĩnh vực, khi thực hiện Marketing đều hướng về 2 mục tiêu chính: mang lại giá trị cho người dùng và giá trị kinh doanh. SEO sẽ đảm bảo cho cả 2 mục tiêu này được đáp ứng hiệu quả.

Mục tiêu của SEO dược phẩm
SEO ngành dược có 2 mục tiêu chính.

Mang lại giá trị thông tin cho người dùng

Mục đích chính của các doanh nghiệp dược phẩm khi chọn SEO chính là mang lại thật nhiều thông tin cho người dùng khi họ truy vấn những vấn đề liên quan. Do đó, việc website cải thiện thứ hạng trên Google giúp cho người dùng dễ dàng tiếp cận được những thông tin chính xác của ngành dược và doanh nghiệp.

Những sản phẩm của doanh nghiệp thông qua website sẽ đến gần hơn với người dùng, cung cấp cho họ những thông tin y tế hữu ích như:

  • bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào?
  • Chụp CT giá bao nhiêu?

Ngoài ra, việc mua thuốc online vẫn còn khá xa lạ với hầu hết những người tiêu dùng lớn tuổi. Họ vẫn đang quen với quá trình gặp mặt trực tiếp bác sĩ, nhận tư vấn và mua thuốc ở các bệnh viện, nhà thuốc. SEO sẽ giúp doanh nghiệp sẽ dễ dàng giao tiếp hơn với khách hàng, đưa ra những lời tư vấn miễn phí và giúp họ thuận tiện khi muốn mua những sản phẩm dược cần thiết.

Mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp đều muốn mang lại lợi ích cho khách hàng và lợi nhuận cho công ty. Cải thiện thứ hạng của website dược phẩm trong các kết quả tìm kiếm chính là mục tiêu của SEO ngành dược. Vì vậy, thay vì đầu tư vào những chiến dịch quảng cáo mắc tiền nhưng xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, SEO là một phương pháp bền vững và lâu dài, giúp độ nhận diện thương hiệu với khách hàng tốt hơn, từ đó tăng chuyển đổi, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Như vậy, với mục tiêu mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán, SEO có vai trò rất quan trọng trong ngành dược.

Vai trò của SEO trong ngành dược phẩm

Chức năng của SEO ngành dược phẩm chính là mang lại một website có giao diện thân thiện, đẹp mắt, giúp người dùng dễ dàng theo dõi thông tin và thao tác trên trang web (liên hệ tư vấn, đặt hàng,…).

Bên cạnh đó, SEO ngành dược còn có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật và giới thiệu mọi sản phẩm mới đến người dùng về số lượng, loại thuốc, công dụng,… hiện doanh nghiệp đang cung cấp, từ đó khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn hơn.

Tóm lại, vai trò chính của SEO ngành dược là xây dựng một website được tối ưu một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, SEO cho lĩnh vực y tế, dược phẩm sẽ có đôi chút khác biệt với các ngành nghề khác. Vậy

Tại sao phải xem xét các yếu tố SEO ngành dược?

Yếu tố SEO ngành dược là điều kiệu không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn xây dựng một website hiệu quả trong ngành dược phẩm. Không giống như một số ngành nghề khác, vào tháng 8/2018, Google đã update một thuật toán cốt lõi, gây sụt giảm thứ hạng của hầu hết các website y dược. Có thể thấy rằng, Google mong muốn SEO ngành dược phải đáp ứng một số yếu tố riêng bên cạnh những yếu tố cơ bản của một website được tối ưu hóa theo chuẩn của Google.

Tình trạng sức khỏe của mỗi người là khác nhau, nhu cầu sử dụng thuốc vì vậy cũng không giống nhau. Google đã đưa ngành dược vào nhóm Your Money Your Life YMYL cùng với một số ngành nghề khác như y tế, tài chính, pháp luật… Thuật toán Medict được Google update để rà soát những website thuộc các lĩnh vực này.

Google EAT dùng để đánh giá SEO dược phẩm
Google EAT được update để giám sát các trang web thuộc nhóm YMYL.

Thuật toán Medict chính thức ra mắt vào năm 2018, được sử dụng nhằm kiểm soát chất lượng nội dung bài viết của các website lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe dựa theo các chỉ số E-A-T. Vì lĩnh vực y tế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nên Google có yêu cầu rất cao về tính chuyên môn, tính thẩm quyền và độ tin cậy của những trang web này. Chính vì vậy, cần xác định những tiêu chí đánh giá của Google để quá trình SEO đạt hiệu quả tốt nhất.

6 tiêu chí xác định những yếu tố ảnh hưởng đến SEO ngành dược

6 tiêu chí ảnh hưởng SEO ngành dược
Chú ý đến các tiêu chí ảnh hưởng để SEO trang web dược phẩm đúng cách.

SEO ngành dược bị ảnh hưởng bởi 6 yếu tố sau đây:

  • Cung cấp thông tin chuyên sâu, chính xác bởi những chuyên gia/bác sĩ trong ngành.
  • Có thẩm quyền trong lĩnh vực dược phẩm (dược sĩ, bác sĩ), nhận được sự công nhận của nhiều người.
  • Độ tin cậy cao, tạo uy tín với người tiêu dùng bởi những thông tin chính xác và hữu ích.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng, tạo cảm giác thoải mái và dễ dàng khi thao tác trên website.
  • Chú trọng đến những yếu tố SEO của website.
  • Độ an toàn khi truy cập website

Sau khi đã xác định được những tiêu chí đánh giá một website dược phẩm. Vậy, những yếu tố nào góp phần giúp cho SEO dược phẩm mang lại hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu

7 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lên top của website dược phẩm

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SEO dược phẩm có thể kể đến:

  • Nội dung bài viết
  • Kỹ thuật Onpage
  • Cấu trúc website
  • Phát triển social
  • Xây dựng backlink
  • Tốc độ tải trang
  • Nghiên cứu User signal

Nếu bạn đáp ứng đủ những yếu tố trên, cả Google và người tiêu dùng đều có ấn tượng tốt đối với doanh nghiệp của bạn. Tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ vì sao những yếu tố này lại quan trọng trong SEO ngành dược.

7 yếu tố ảnh hưởng khả năng lên top của trang web
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng rank top của Website mà bạn cần chú ý.

Nội dung bài viết

Nội dung bài viết là những thông tin bên trong một trang mà bạn muốn truyền đạt đến người đọc. Đối với ngành dược, Google yêu cầu nghiêm khắc hơn trong việc website cung cấp những thông tin phải thật sự chính xác vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

Ví dụ: bạn không thể nào nói bừa rằng Glucosamin có công dụng khác là trị chứng ợ nóng (trong khi đây là tác dụng phụ của thuốc). Nếu Google phát hiện nội dung bài viết đang có phần sai sự thật, tất nhiên thứ hạng của website sẽ tuột dốc.

Lưu ý, nội dung bài viết của ngành dược yêu cầu phải nói đúng những thuật ngữ chuyên ngành, gồm biểu hiện bệnh, nguyên nhân, cách điều trị, tên các loại thuốc,… và thậm chí hạn chế hoặc không được sử dụng các từ ngữ nằm trong chính sách quảng cáo của Google Ads. Khi yếu tố nội dung bài viết được tối ưu, website bạn đã đáp ứng được tiêu chí đầu tiên được nêu bên trên: cung cấp thông tin chuyên sâu, chính xác.

Nếu bạn muốn biết một bài viết như thế nào là chuẩn SEO ngành dược có thể tham khảo tại đây.

Kỹ thuật Onpage

Kỹ thuật Onpage là một yếu tố cần thiết khi SEO cho bất kỳ ngành nghề nào. Nếu trang web của bạn cung cấp những thông tin vô cùng chất lượng, nhưng quá trình Onpage không hiệu quả, tất nhiên website cũng không thể tiếp cận được người dùng. Quá trình Onpage các website dược phẩm thường có đôi chút khác biệt đối với các ngành khác như:

  • Research keyword: khác với những ngành khác, dược phẩm yêu cầu những từ khóa mang tính chuyên môn sâu, vì vậy, quá trình nghiên cứu từ khóa cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ví dụ như:
    • Các loại thuốc: thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc kháng sinh Amoxicilllin,…
    • Các loại chất: Nitrosamines (chất gây ung thư), Formaldehyde (chất có nhiều trong thuốc lá),…
    • Các loại bệnh: bệnh béo phì, bệnh cột sống,…
  • Tối ưu hóa ảnh và video: dược phẩm đòi hỏi phải có những hình ảnh minh họa chính xác về lọ thuốc, đơn thuốc tương ứng, hay những video hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách. Tối ưu ảnh và video là điều không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin đến người dùng.
  • Tối ưu các thao tác trên website: khách hàng lớn tuổi trong lĩnh vực này chiếm số lượng lớn, do đó, một website không quá rườm rà, phức tạp sẽ mang lại ấn tượng rất tốt trong mắt người dùng.
  • Độ bảo mật cao: ngành y tế yêu cầu độ chính xác và tin cậy cao. Nếu người dùng phát hiện những thông tin mà bạn cung cấp không đúng sự thật và ảnh hương đến sức khỏe của họ, gần như họ sẽ không ghé đến website bạn một lần nào nữa.

Cấu trúc website

Cấu trúc website được xây dựng có hệ thống, khoa học sẽ tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, giúp họ dễ dàng theo dõi và tìm kiếm những thông tin mà họ muốn biết. Tối ưu hóa một số trang dưới đây sẽ đáp ứng được tiêu chí “Trustworthiness” của Google – độ tin cậy.

Cần tối ưu cấu trúc website khi SEO dược
Cấu trúc Website được tối ưu hóa sẽ mang lại hiệu quả SEO cao.

Trang thông tin doanh nghiệp

Thông tin doanh nghiệp là những gì mà khách hàng quan tâm đầu tiên khi vào website của bạn. Một doanh nghiệp uy tín, có tiếng nói trong ngành sẽ mang lại sự tin cậy cho khách hàng. Thử hỏi, bạn có dám mua một lọ thuốc vài trăm nghìn đồng của một doanh nghiệp nhỏ chưa được nghe đến bao giờ hay không?

Thông tin cơ bản của doanh nghiệp nên đặt trong trang giới thiệu
Website cần có một trang giới thiệu doanh nghiệp riêng. (Cre: Bệnh viện Tâm Anh)

Trang thông tin doanh nghiệp của bạn phải đáp ứng được những câu hỏi sau:

  • Bạn là ai (thông tin của doanh nghiệp)?
  • Bạn đang làm trong lĩnh vực gì (Kinh doanh, Dược phẩm, Y tế,…)?
  • Doanh nghiệp được thành lập khi nào, ở đâu?
  • Những thành tự mà bạn đạt được (bằng cấp, chứng nhận,…)?
  • Đội ngũ nhân viên, chuyên gia của bạn (Đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ,…)?
  • Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp?

Lưu ý, bên trong trang giới thiệu doanh nghiệp cần lồng ghép thêm những thông tin về giải thưởng được nhận, bằng cấp, chứng nhận thể hiện doanh nghiệp có chuyên môn cao trong lĩnh vực dược phẩm để xây dựng được lòng tin cho khách hàng, giúp họ an tâm khi sử dụng những sản phẩm mà bạn cung cấp.

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Google My Business để dễ dàng trong việc tăng độ uy tín cho trang, giúp khách hàng hiểu thêm về doanh nghiệp. Công cụ miễn phí này cho phép bạn quản lý cách doanh nghiệp hiển thị trên các kết quả tìm kiếm của Google như tên, địa chỉ, giờ mở cửa, review,… và hỗ trợ xác minh doanh nghiệp trên Google map.

Trang liên hệ

Nếu trang thông tin doanh nghiệp được người dùng ưu tiên truy cập đầu tiên, thì trang liên hệ thường được người dùng truy cập nhiều nhất. Nếu khách hàng nhấp vào trang này, có thể họ đang muốn mua sản phẩm của bạn, hoặc đang có những thắc mắc cần bạn giải đáp. Đây là một cơ hội để bạn tiếp cận và dẫn họ đến quyết định mua.

Thông tin liên hệ trên trang web cần phải rõ ràng, dễ thấy và dễ thao tác. Nếu việc liên hệ khó khăn, thông qua quá nhiều bước sẽ làm giảm mong muốn trao đổi giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Trang thông tin liên hệ nên rõ ràng, dễ thao tác
Trang liên hệ của doanh nghiệp đơn giản, rõ ràng, giúp người dùng dễ thao tác. (Cre: Bệnh viện Tâm Anh)

Tất nhiên, các thông tin liên hệ nên đặt ở những nơi hợp lý và người dùng dễ dàng nhìn thấy. Việc khó khăn khi tìm thông tin thông tin cũng làm giảm độ tin cậy của website, vì chỉ có những doanh nghiệp không uy tín mới muốn che giấu những thông tin này.

Đặt thông tin liên hệ ở những nơi dễ nhìn thấy
Doanh nghiệp nên đặt thông tin liên hệ bên cạnh bài viết. (Cre: Bệnh viện Tâm Anh)

Một trang liên hệ thường phải đảm bảo những thông tin:

  • Địa chỉ văn phòng, cửa hàng đại diện.
  • Số điện thoại, Email liên hệ.
  • Điều hướng đến những trang xã hội khác của doanh nghiệp.

Trang chính sách hoạt động

Có đủ các trang dưới đây sẽ góp phần tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp:

Trang chính sách bảo mật: mọi doanh nghiệp đều phải có trang này, bao gồm nội dung vê tuyên bố cách thức doanh nghiệp thu thập, xử lý, lưu trữ, chia sẻ, bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Trang chính sách bảo mật sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi chia sẻ những thông tin cá nhân với doanh nghiệp, đảm bảo rằng dữ liệu riêng tư của họ sẽ không được cung cấp cho bên thứ ba hoặc phục vụ cho các mục đích không chính đáng.

Xây dựng trang chính sách quyền riêng tư cho trang web
Trang chính sách quyền riêng tư cần có đầy đủ thông tin bảo mật cho người dùng. (Cre: Bệnh viện Vinmec)

Trang chính sách đổi trả hàng: Đây là một trang đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, khi họ có nhu cầu đổi trả hàng. Khách hàng rất ngại mua một sản phẩm mới khi không biết nó có thật sự chất lượng hay phù hợp với mình. Vì vậy, trang này sẽ là căn cứ cho doanh nghiệp giải quyết nỗi lo lắng đó của người tiêu dùng.

Trang chính sách vận chuyển: Ở trang này cần thể hiện rõ các phương thức vận chuyển, thời gian dự kiến nhận hàng và trách nhiệm của cả hai bên. Chỉ khi rõ ràng, công khai và minh bạch, người dùng sẽ an tâm hơn khi đặt hàng.

Trang quy chế hoạt động: Trang quy chế sẽ bao gồm tất cả các quy định quan trọng như trên, kết hợp với những quy định khác như giải quyết tranh chấp khiếu nại, quy định chung,…

Lưu ý: đối với SEO dược phẩm, luôn đặt ở cuối trang web một câu khuyến cáo: “Các thông tin trên website chỉ dùng cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị, quý khách hàng không nên tự ý áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ”.

Trang profile của các bác sĩ, dược sĩ

Không chỉ đáp ứng tiêu chí Trustworthiness – Độ tin cậy của website, nếu xây dựng trang profile tác giả tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố Expertise – Tính chuyên gia của tác giả.

Đưa thông tin của người tham vấn chuyên môn lên website không chỉ giúp Google đánh giá mức độ chuyên môn của tác giả, mà người tiêu dùng cũng sẽ yên tâm khi họ được trao đổi với những người thật sự có kiến thức và kinh nghiệm.

Cung cấp thông tin của người tư vấn chuyên môn bài viết
Gắn thông tin người tư vấn chuyên môn bên cạnh bài viết. (Cre: Bệnh viện Tâm Anh)

Đối với dược phẩm, tất cả những bài viết về bệnh của website đều phải được bác sĩ có chuyên môn kiểm duyệt và thông qua. Vì vậy, cần xây dựng một profile rõ ràng cho những bác sĩ nổi tiếng – người đã duyệt những thông tin của trang web. Muốn đạt được hiệu quả cao nhất, cần đưa đầy đủ những thông tin về quá trình học tập, bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm,… của bác sĩ để tăng tính xác thực.

Ví dụ: trên hệ thống website của Vinmec có một trang profile của tất cả các bác sĩ, dược sĩ đang công tác tại đây, gồm họ và tên, học vị (VD: Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ,…), chuyên khoa, số năm kinh nghiệm, bằng cấp, quá trình học tập và công tác,… vô cùng rõ ràng. Điều này góp phần làm tăng độ tin cậy đối với khách hàng.

Xây dựng trang profile cho các y, bác sĩ
Xây dựng một trang chứa thông tin của các Bác sĩ đang công tác tại đây. (Cre: Bệnh viện Vinmec)

Trang cần cài đặt chứng chỉ SSL

Secure Socket Layer SSL là một chứng chỉ bảo mật cho trang web, hạn chế các nguy cơ bị can thiệp, hack thông tin, tăng độ tin cậy cho website của doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí cuối cùng được nêu bên trên – độ an toàn.

Vào tháng 1/2017, Google Chrome chính thức đưa ra quyết định đánh dấu và thông báo cho người dùng về những trang không an toàn/thiếu SSL. Cài đặt chứng chỉ SSL là điều không thể thiếu khi muốn xây dựng một website phát triển bền vững. Khoản chi phí này không nhiều nhưng mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, giúp tăng trải nghiệm, sự tin tưởng của người tiêu dùng và ảnh hưởng tích cực đến quá trình SEO.

Kiểm tra URL để xác định website của bạn đã được cài đặt chứng chỉ SSL chưa. Nếu phần đầu URL của bạn là HTTPs có nghĩa là website đã cài đặt chứng chỉ. Nếu là HTTP, website vẫn chưa có chứng chỉ SSL.

Cần cài đặt chứng chỉ SSL cho mọi trang web
Minimo SEO cài đặt chứng chỉ SSL để tăng bảo mật.

Xây dựng các kênh social liên quan của doanh nghiệp và các bác sĩ, dược sĩ

Dành thời gian để đầu tư vào những phương tiện social cũng là một cách tăng độ nhận diện thương hiệu. Khi khách hàng vô tình thấy tên doanh nghiệp xuất hiện nhiều lần ở nhiều kênh khác nhau, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp hơn so với việc họ không nhìn thấy tên thương hiệu ở bất cứ đâu.

Xây dựng kênh social cho doanh nghiệp
Chú trọng xây dựng thêm các kênh Social khác của doanh nghiệp. (Cre: Bệnh viện Tâm Anh)

Bên cạnh đó, xây dựng cho các y bác sĩ và các chuyên gia đứng sau kiểm duyệt chất lượng bài viết nền tảng mạng xã hội, tương tác với nhiều khách hàng, được nhiều người tin tưởng cũng là một phương pháp tăng độ uy tín của những thông tin trên trang web và độ uy tín của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những kênh social dược phẩm cũng có những yêu cầu khác với một số ngành khác. Cách SEO social ngành dược khá đặc biệt và cần phải tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện.

Trong website cũng nên cài đặt thêm các tính năng chia sẻ social, giúp cho người dùng dễ dàng chia sẻ những nội dung của website với những người xung quanh. Đây cũng là một cách giúp doanh nghiệp được nhiều người biết đến. Ngoài ra, với mỗi lượt chia sẻ của khách hàng sẽ là một phiếu bầu thể hiện độ tin cậy trong thông tin bài viết, cải thiện tiêu chí Authoritativeness – tính thẩm quyền của website.

Tốc độ tải trang web

Trải nghiệm của người tiêu dùng tốt sẽ là động lực để họ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp. Theo một bài nghiên cứu (Thời gian tải ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn như thế nào (neilpatel.com)), 79% người dùng sẽ không quay lại những trang web có hiệu suất kém và thời gian tải chậm. Thời gian tải trang quá lâu sẽ ảnh hưởng đến lượt xem trang, sự hài lòng của khách hàng và thậm chí là sự chuyển đổi, đặc biệt với website dược phẩm.

Một khách hàng muốn mua một sản phẩm dược sẽ có xu hướng xem nhiều thông tin khác nhau về loại thuốc đó (thành phần, chức năng, công dụng, tác dụng phụ,…). Như vậy, nếu tốc độ tải web quá chậm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu thông tin của họ, họ không còn hứng thú để ở lại trang web mà sẽ tìm nơi cung cấp thông tin nhanh chóng hơn.

Không chỉ khách hàng, mà Google cũng yêu tốc độ. Một trang web có tốc độ nhanh sẽ mang lại hiệu quả SEO cao, cải thiện thứ hạng. Hãy dành một chút thời gian để kiểm tra lại toàn bộ website, xác định những yếu tố đang ảnh hưởng đến hiệu suất, tốc độ tải trang và khắc phục chúng ngay lập tức.

Chú ý các vấn đề làm chậm tốc độ trang web
Tối ưu tốc độ tải trang giúp tăng trải nghiệm người dùng.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải trang là:

  • Website có quá nhiều quảng cáo.
  • Website có quá nhiều plugin.
  • Trang chủ có quá nhiều thông tin.
  • Cơ sở dữ liệu cồng kềnh.
  • Hình ảnh, video có dung lượng quá lớn

Backlink là một trong những yếu tố mà Google ưu tiên trong việc xếp hạng thứ tự trang web. Backlink là con đường giúp cho Google nhìn thấy trang website của bạn và tiến hành index nhanh hơn. Ngoài ra, nếu website được rất nhiều nguồn khác trỏ về, Google sẽ đánh giá cao mức độ uy tín và chất lượng nội dung bài viết của doanh nghiệp.

Đối với ngành dược phẩm, nhiều nguồn tin khác nhau đều điều hướng người dùng về website cũng là một yếu tố tăng sự an tâm khi khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Xây dựng backlink để thỏa mãn cả 2 tiêu chí Thẩm quyền và Mức độ tin cậy.

Nghiên cứu User Signal

User Signal là những hành vi đặc trưng mà hầu hết người dùng sẽ thao tác khi đến một trang web nào đó. Một số User Signal đặc trưng như: nhấp vào nút Play button trong web xem phim ảnh, nhấp vào nút đổi tỷ giá bên trong web đổi tỷ giá.

Đối với ngành dược phẩm, bạn cần phải nghiên cứu kỹ hành vi khách hàng sẽ có xu hướng làm gì khi tương tác trên trang web, từ đó tạo ra những nút đúng với nhu cầu và kích thích họ bấm vào mục đó. Ví dụ, sau khi đọc xong một nội dung Blog, cuối trang nên có mục Hotline, hoặc điều form để lại thông tin để được nhân viên gọi tư vấn.

Khi nghiên cứu thành công những đặc trưng User Signal về ngành dược, tỷ lệ thoát trang mà không thực hiện bất kì hành động gì sẽ giảm, tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng cao, kích thích người dùng tương tác với website, đáp ứng được tiêu chí cải thiện trải nghiệm người dùng.

SEO ngành dược đòi hỏi rất nhiều yếu tố đặc biệt. Vậy phải bắt đầu xây dựng từ đâu là hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu về

Các bước cơ bản khi bắt đầu SEO dược phẩm

Muốn bắt đầu một việc gì đó, cần có sự nghiên cứu và chuẩn bị kỹ càng. Để đảm bảo xây dựng một website chứa những thông tin chất lượng, tối ưu hóa và tiếp cận được nhiều khách hàng, cần xây dựng một quy trình chuẩn xác. Đối với SEO dược phẩm, bạn cần thực hiện những bước cơ bản sau:

Những bước cơ bản khi SEO ngành dược
5 bước cơ bản cần thực hiện khi SEO dược phẩm.

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Mỗi thị trường sẽ có xu hướng khác nhau. Nghiên cứu thị trường là quy trình các bước thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối,.., giúp doanh nghiệp hình dung rõ chân dung khách hàng, trả lời được một số câu hỏi:

  • Phân khúc khách hàng của mình là ai? Đối với ngành dược, có thể chia ra 2 nhóm người dùng (hoặc có những phương pháp phân loại người dùng khác tùy góc nhìn của mỗi doanh nghiệp): người mua (những bệnh nhân đang tìm hiểu và chọn lựa sản phẩm phù hợp với mình, đơn vị phân phối thuốc bán lẻ như các nhà thuốc,…); người đọc (những người chỉ đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin liên quan đến dược phẩm như sinh viên ngành dược,…).
  • Mục tiêu họ tìm đến website để làm gì? Với nhóm khách hàng thứ nhất, mục đích cuối cùng của họ vẫn là mua hàng. Với nhóm người dùng thứ hai, họ chỉ muốn biết thêm nhiều kiến thức.
  • Họ có suy nghĩ gì về doanh nghiệp? Đây là điều mà các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng để có những chiến dịch tiếp thị phù hợp.
  • Những giải pháp mà doanh nghiệp có thể giải quyết cho khách hàng? Có thể là cung cấp thông tin, cung cấp sản phẩm hoặc những lời tư vấn từ những y bác sĩ.
  • Làm thế nào để kết nối với khách hàng tốt nhất? Bước này sẽ quyết định mức độ tương tác của người dùng với doanh nghiệp, từ đó góp phần tăng chuyển đổi.

Doanh nghiệp có thể đặt ra những vấn đề khác và nghiên cứu để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất khi xây dựng website. Nghiên cứu thị trường chính là bước đệm để SEO ngành dược đạt được hiệu quả cao nhất, giảm thiểu một số rủi ro có thể gặp trong tương lai.

Bước 2: Chiến lược SEO dược phẩm

Sau khi đã nghiên cứu thị trường, cần xây dựng một chiến lược SEO dược phẩm thích hợp. Chiến lược này cần phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Một số chiến lược cơ bản như:

  • Tối giản thiết kế website
  • Chiến lược từ khóa
  • Chiếc lược tập trung vào trải nghiệm người dùng

Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về những chiến lược SEO dược phẩm hiệu quả tại đây.

Bước 3: SEO Onpage

9 tiêu chuẩn dưới đây nên được ưu tiên khi thực hiện SEO Onpage ngành dược:

  • Tối ưu URL.
  • Tối ưu Title.
  • Tối ưu các heading trong nội dung bài viết.
  • Table of content – mục lục.
  • Độ dài bài viết.
  • Sematic keyword (vô cùng quan trọng vì ngành dược đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao).
  • Tối ưu hình ảnh, video.
  • Tối ưu Meta Description (thu hút khách hàng nhấp vào trang của bạn).
  • Tối ưu Readability (người dùng dễ dàng theo dõi nội dung bài viết).

Tối ưu hóa trang web không những giúp gia tăng thứ hạng, mà còn cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.

Bước 4: SEO Offpage

Đây là quá trình giúp website thu hút thêm nhiều traffic và tăng mức độ tiếp cận với khách hàng, bao gồm:

  • Các thao tác xây dựng liên kết (Linkbuilding, Social Media Marketing, Social Media Boomarking,…).
  • Marketing quảng bá thương hiệu.
  • Local SEO.
  • Feedback, đánh giá từ những trang web có thẩm quyền khác.

Khi có một chiến lược Offpage phù hợp, độ nhận diện thương hiệu sẽ được nâng cao, tăng độ uy tín trong mắt khách hàng và Google cũng đánh giá cao website của bạn.

Bước 5: Rà soát, đánh giá

Để website đạt được hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần phải rà soát lại toàn bộ quy trình đã được lập ra. Đặc biệt đối với SEO ngành dược, nên tập trung vào phần keyword và tuyến nội dung vì ngành nghề này yêu cầu độ chính xác và chuyên môn rất cao.

Sau khi đã xây dựng website theo quy trình đã đặt ra, cần nhìn nhận, đánh giá website sau một khoảng thời gian xác định và đưa ra những chiến lược phù hợp tiếp theo. Tóm lại, SEO ngành dược là một khía cạnh khó hơn các ngành nghề khác, cần trang bị đầy đủ những kiến thức liên quan để khởi đầu diễn ra suôn sẻ.

Vậy trước khi làm SEO dược phẩm cần chuẩn bị những gì để quy trình này thuận lợi? Hãy cùng tìm hiểu

Những điều mà SEOer dược phẩm cần chuẩn bị

SEO dược phẩm là một phương pháp marketing phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp đang sản xuất, cung cấp và phân phối các loại dược phẩm; các nhà thuốc lớn và những trung tâm điều trị, chăm sóc sức khỏe khách hàng. Để SEO được hiệu quả, các doanh nghiệp cần trang bị thêm về:

Kiến thức về SEO dược phẩm

Cần trang bị những kiến thức này khi SEO ngành dược
Những kiến thức cơ bản cần có khi bắt đầu SEO dược phẩm.
  • Kiến thức về dược phẩm: Trau dồi chuyên môn sâu giúp bài viết chất lượng hơn, mang lại nhiều giá trị thông tin cho người đọc.
  • Kiến thức về SEO: nắm vững các kiến thức SEO để thực hiện kiểm tra website định kì, kịp thời khắc phục những lỗi hiện có và đưa ra các chiến lược phù hợp cho tương lai. Đặc biệt đối với SEO dược phẩm, cần lưu ý một số bước SEO đặc thù như nghiên cứu từ khóa chuyên sâu và viết content thật chất lượng.

SEO từ khóa lĩnh vực dược phẩm có khó hay không?

Câu trả lời là CÓ, vì:

  • Từ khóa có độ cạnh tranh cao: có rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân sử dụng các từ khóa liên quan đên lĩnh vực này, dẫn đến việc cần phải tìm những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng vẫn có thể cạnh tranh được. (Ví dụ: một từ khóa đơn giản là “mất ngủ” được Semrush đánh giá mức độ khó lên đến 100%).
  • Từ khóa có thể thay đổi theo thời gian: ngành dược là một ngành phát triển không ngừng, có thể loại thuốc này được sử dụng rộng rãi hiện nay, nhưng trong tương lai, nó sẽ bị đào thải. Ví dụ: đại dịch covid 19 bùng nổ, các loại thuốc, vắc xin phòng bệnh có thể được xem là xu hướng trong SEO ngành dược. Nhưng có thể trong 10 năm nữa, rất ít người tìm kiếm về những loại thuốc này.
  • Từ khóa chuyên môn cao: ngành dược đòi hỏi doanh nghiệp sử dụng những từ ngữ chuyên ngành (ví dụ như: chất Corticoid; bệnh Alzheimer,…) Tuy nhiên, có thể người dùng sẽ không biết chính xác được những từ khóa này. Vì vậy, SEOer cần lồng ghép thông minh các từ khóa chuyên ngành và từ khóa mà khách hàng hiểu được.

Mặc dù nghiên cứu từ khóa là một bước gây ra đôi chút khó khăn, nhưng nếu có thêm kiến thức quy trình xây dựng website cụ thể, SEO dược phẩm sẽ không phải rất khó.

Xây dựng quy trình SEO ngành dược hiệu quả

8 bước xây dựng quy trình SEO dược
Các bước xây dựng quy trình SEO ngành dược hiệu quả.

Cần trang bị thêm những kiến thức SEO để xây dựng một quy trình chỉnh chu và tối ưu nhất. Bạn có thể tham khảo các bước mà Minimo đề xuất như bên dưới:

  • Bước 1: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, từ đó thu thập và chuẩn bị thông tin là bước đầu tiên và nền tảng để SEO hiệu quả.
  • Bước 2: Audit website và đề xuất những phương pháp khắc phục lỗi hiện có.
  • Bước 3: Nghiên cứu từ khóa, đặc biệt là những từ khóa chuyên ngành cần chú trọng.
  • Bước 4: Chọn lọc và phân chia từ khóa thành những bộ keyword liên quan đến nhau. Ví dụ: nhóm từ khóa về bệnh đau dạ dày,…
  • Bước 5: Dựa vào nhóm từ khóa trên, triển khai content thật chất lượng.
  • Bước 6: Tối ưu SEO Onpage của website.
  • Bước 7: Tối ưu Entity của doanh nghiệp.
  • Bước 8: Xây dựng hệ thống Linkbuilding đảm bảo EAT.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết các bước SEO dược phẩm lên Google tại đây.

Mục tiêu cuối cùng của SEO là đem lại lợi nhuận, vì vậy, doanh nghiệp còn cần tìm hiểu thêm

Kiến thức về kinh doanh dược phẩm

Muốn kinh doanh dược phẩm cần phải đáp ứng những yêu cầu như:

  • Có chuyên môn và bằng cấp liên quan.
  • Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp.
  • Lựa chọn mặt hàng uy tín, có chứng nhận của Bộ Y Tế.
  • Có tiềm lực tài chính vững chắc.
  • Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch cụ thể.

Tìm hiểu thêm: Kinh doanh dược là gì?

Dược phẩm là một ngành nghề rất khó để SEO. Do đó, cần lưu ý một số điểm để phòng tránh việc vi phạm những thuật toán của Google.

Những lưu ý quan trọng khi làm SEO ngành dược

  • Nội dung chắc chắn phải chính xác.
  • Có thông tin chi tiết người tham vấn chuyên môn trong bài viết.
  • Tiêu đề đúng sự thật, không phóng đại, giật tít.
  • Nội dung được cập nhận thường xuyên.
  • Ngắn gọn, súc tích.
  • Lồng ghép thông tin sản phâm vào bài viết.
  • Tuyệt đối không copy, trích dẫn từ các nguồn không đáng tin.
  • Vô hiệu hóa những backlink trỏ về từ các nguồn không uy tín.

KẾT LUẬN

Dược phẩm là một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn khi tiến hành SEO. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích đối với bạn.

Mình là Phúc
im.dohoangphuc tên đầy đủ là Đỗ Hoàng Phúc, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, tốt nghiệp tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên ngành địa chất. Phát hiện niềm đam mê với Marketing, đặc biệt là SEO. Phúc đã dành khoảng thời gian từ 2018 để tìm hiểu, thực hành và áp dụng SEO vào doanh nghiệp của mình.

Nhận file Audit website trong 48h

Đằng nào cũng SEO, tại sao không để Minimo thử Audit cho bạn

Hãy để Minimo SEO làm bạn bất ngờ vì những giá trị bạn nhận được. Tất cả đều miễn phí

124 đường số 6 KDC Cityland Park Hill, Phường 10, Quận Gò Vấp, HCM

Stay in the loop