Quảng cáo Facebook là một trong những hình thức quảng bá được doanh nghiệp dược phẩm ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, ngành dược phẩm lại có những điều kiện đặc thù mà bạn phải tuân thủ khi chạy quảng cáo. Để có chiến lược quảng bá đúng đắn và hiệu quả, bạn nên nắm bắt quy định của facebook, cách chạy quảng cáo và các lỗi thường gặp. Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Quy định Facebook Ads cho ngành dược phẩm
- Thuốc kê đơn và thuốc online
Bạn không được phép quảng cáo thuốc kê đơn. Chỉ những nhà thuốc trực tuyến, nhà sản xuất dược phẩm hoặc các bên cung cấp dịch vụ khám sức khỏe từ xa, hoàn thành Đơn đăng ký quảng cáo thuốc kê đơn mới có thể được cấp quyền quảng bá loại thuốc này.
Bên cạnh đó, bạn không được liệt kê giá, quảng cáo việc bán thuốc kê đơn; không sử dụng nút CTA (nút kêu gọi hành động) với dụng ý không rõ ràng; không đưa ra các chương trình tặng quà. Về cơ bản, các quảng cáo thuốc kê đơn thông thường chỉ được liên quan đến giới thiệu thông tin sản phẩm và cách thức mua thuốc.
- Thực phẩm chức năng và thảo dược
Chính sách Facebook Ads quy định loại thuốc dinh dưỡng, thảo dược để quảng cáo thì không chứa các thành phần như melatonin, dehydroepiandrosterone, ephedra, steroids, chitosan, anabolic, comfrey và hormones tăng trưởng. Ngoài ra, quảng cáo không bao gồm video, hình ảnh mô tả cách người dùng sử dụng mà chỉ giới thiệu về lợi ích chung. Bạn không được phép tuyên bố về hiệu quả điều trị bệnh của sản phẩm.
Cách chạy quảng cáo dược phẩm trên Facebook
Trước tiên, bạn nên nắm bắt kĩ lưỡng thông tin và tuân thủ các điều kiện, quy định quảng cáo dược Facebook. Hơn hết, bạn cần cung cấp nội dung có giá trị cho khách hàng như công dụng, cách dùng và khuyến nghị liên quan. Sản phẩm dược liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên việc sử dụng ngôn ngữ nói quá, gây hiểu lầm là điều vô cùng cấm kỵ. Để tránh gặp sai sót khi chạy quảng cáo dược, bạn nên xem xét các lỗi phổ biến ở phần tiếp theo và rút kinh nghiệm cho mình nhé.
Chạy Facebook Ads ngành dược gặp lỗi gì?
Hình ảnh
- Ảnh 18+ hoặc phóng to bộ phận cơ thể người: Đây là lỗi phổ biến của các spa, bệnh viện thẩm mỹ khi chạy quảng cáo. Bạn không nên dùng ký hiệu khoanh tròn hay mũi tên để chỉ vào một bộ phận cụ thể của con người. Đặc biệt, những hình ảnh có có tính nhạy cảm cũng dễ khiến Facebook gắn tag 18+.
- Ảnh Before & After: Nếu nội dung hình ảnh quảng cáo trực tiếp so sánh kết quả trước và sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì quảng cáo sẽ không được phê duyệt và tài khoản doanh nghiệp có thể bị vô hiệu hóa ngay lập tức.
- Ảnh người nổi tiếng: Ít ai biết rằng, chính sách Facebook cấm chạy quảng cáo cho sản phẩm sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng bá. Đó có thể là vận động viên, ca sĩ, diễn viên,…
- Ảnh bạo lực, ảnh có chứa thiết bị thước dây: Ảnh có nội dung bạo lực, chứa súng đạn là điều tối kỵ trong chạy quảng cáo facebook ngành dược. Không những thế, người dùng cũng không nên dùng hình ảnh thước dây, mũi tiêm khi chạy facebook ads.
- Hình ảnh chứa quá nhiều thông tin: Bạn không nên sử dụng text quá nhiều trong hình ảnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình và khiến quảng cáo khó hiển thị đến người dùng.
Từ ngữ
Một số từ ngữ cần tránh khi chạy Facebook Ads là:
- Từ, cụm từ thể hiện sự cam kết về kết quả sử dụng: đảm bảo, cam kết,…
- Từ, cụm từ liệt kê các thành phần hóa học, hóa chất: omega, vitamin, chất xơ, dược liệu,…
- Từ, cụm từ liên quan đến khám chữa bệnh, y học: bác sĩ điều trị, phòng khám bệnh, bác sĩ chữa trị, bệnh nhân, bệnh nhi, thực phẩm chức năng, viêm xoang, xương khớp, tuyệt vọng, đau đớn, ch*t chóc, tự t*.
Nội dung
- Mang tính phóng đại: Hiệu quả của sản phẩm dược phụ thuộc vào đặc điểm sức khỏe và bệnh nền của người dùng. Do đó, thời gian phát huy công dụng của sản phẩm sẽ khác nhau tùy theo mỗi cá nhân. Vì vậy, những từ ngữ như giảm cân ngay lập tức, trị dứt điểm, chắc chắn khỏi bệnh, cam kết cải thiện 100%…hoặc các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự rất dễ bị Facebook quét vi phạm.
- Phản ứng tiêu cực về bản thân: Theo chính sách của Facebook, quảng cáo không được lý tưởng hóa hình tượng, giới thiệu kết quả trước-sau và không khiến người dùng nhận định tiêu cực về cơ thể của họ. Ví dụ, sản phẩm của bạn phục vụ cho đối tượng khách hàng có nhu cầu giảm cân. Vậy thì thay vì quảng bá hình ảnh dây quấn quanh eo, bạn có thể thay bằng các phản hồi tích cực.
Quảng cáo gây sốc
Sử dụng hình ảnh man rợn hoặc ngôn từ gây sốc là cách phổ biến mà nhiều doanh nghiệp dược phẩm hiện nay vẫn đang áp dụng để câu view và thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, các nội dung này dễ bị Facebook đánh giá vi phạm chính sách quảng cáo.
Giới hạn độ tuổi
Meta sẽ xem xét khắt khe hơn đối với các quảng cáo hướng đến đối tượng dưới 18 tuổi. Vì vậy, hãy luôn cân nhắc chính xác đâu là khách hàng mục tiêu cho quảng cáo của bạn, từ đó thực hiện chiến dịch hiệu quả, phù hợp.
Nên làm gì khi quảng cáo dược phẩm bị Facebook từ chối
- Kiểm tra lại chính sách quảng cáo của Facebook: Khi quảng cáo không được phê duyệt, điều đầu tiên bạn cần làm là xem lại chính sách Facebook Ads để nắm bắt các lưu ý về thông tin và kiểm tra xem quảng cáo của bạn có vi phạm điều kiện nào không. Nếu bạn thấy quảng cáo đã đáp ứng tất cả thì hãy chuyển sang bước tiếp theo nhé.
- Yêu cầu Facebook cân nhắc lại quảng cáo bị từ chối: Bạn hãy yêu cầu Facebook xem xét quyết định khi bạn đã kiểm tra và đánh giá rằng không có bất cứ sai sót nào về từ ngữ, hình ảnh,…
- Chỉnh sửa quảng cáo: Trong trường hợp bạn phát hiện quảng cáo chưa tuân thủ điều kiện của chính sách Facebook, hãy xem xét lỗi và cập nhật, sửa chữa ngay lập tức. Các lỗi vi phạm thường là hình ảnh, video, văn bản hoặc trang đích.
Tại sao cần phải triển khai Marketing dược phẩm trên Facebook?
Thực hiện Marketing dược phẩm trên nền tảng Facebook sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin về sản phẩm dược nhanh chóng, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn phương pháp quảng bá truyền thống. Theo báo cáo của We are social, trong 76,95 triệu người Việt Nam dùng mạng xã hội thì số lượng người dùng Facebook đã đạt 76 triệu người. Rõ ràng, Facebook là nền tảng phù hợp để nhãn hàng dược phẩm tiếp cận người dùng, nhất là nhóm người tiêu dùng trẻ.
Theo khảo sát của Mediabistro, các lựa chọn sức khỏe của hơn 40% người dùng bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội. Trong đó, 90% đối tượng trong độ tuổi 18-24 khẳng định họ hoàn toàn tin tưởng thông tin y tế được chia sẻ trên mạng xã hội.
Hơn nữa, Facebook Ads hỗ trợ cho bạn các tính năng thông minh giúp doanh nghiệp định hình thông điệp quảng cáo và xác định đối tượng mục tiêu chính xác. Ngoài ra, bạn sẽ có thể đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch dựa vào công cụ phân tích dữ liệu của nền tảng.
Chưa kể, bạn có thể kết hợp chiến dịch quảng cáo Facebook với các hình thức khác như SEO dược phẩm, email marketing để tạo chiến lược tiếp thị đa kênh, từ đó tăng cường hiệu quả và độ phủ của chiến dịch.
Làm thế nào để triển khai Facebook Marketing cho ngành dược?
- Xác định khách hàng mục tiêu: Như đã nói ở trên, ngay cả thực phẩm chức năng cũng có tác dụng khác nhau phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe thể chất của từng cá nhân. Do đó, với mỗi sản phẩm dược, bạn nên xác định khách hàng mục tiêu là ai? Đặc điểm hành vi của họ có gì đáng lưu ý hay hành trình khách hàng diễn ra như thế nào?
- Phân tích đối thủ: Bạn nên đánh giá đối thủ của mình dựa trên thông tin phân tích về sản phẩm, thị phần, giá thành, ưu nhược điểm,…và đưa ra chiến lược phù hợp. Không chỉ dừng lại ở mỗi lĩnh cực quảng cáo, phân tích đối thủ luôn là bước cơ bản cần thực hiện ở SEO dược phẩm.
- Chọn người có tầm ảnh hưởng: 72% người dùng mạng xã hội tin tưởng chọn những sản phẩm dược được tư vấn bởi bác sĩ uy tín hoặc những người có tầm ảnh hưởng trong ngành dược. Bởi vậy, bạn nên tận dụng ưu thế này để phát triển chiến lược quảng bá sản phẩm trên Facebook tốt nhất.
- Thiết lập Chatbot chuyên nghiệp: Chatbot tự động vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian quảng cáo, vừa hỗ trợ giải quyết vấn đề của khách hàng nhanh gọn. Đây cũng được xem là lợi thế cạnh tranh mà các công ty dược cần đầu tư thực hiện.
- Thực thi chiến dịch: Bạn có thể cộng tác cùng fanpage, đối tác uy tín hoặc tận dụng sức mạnh của KOL trên nền tảng Facebook. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xây dựng nhóm cộng đồng và sử dụng các hoạt động truyền thông bổ trợ như music marketing, seeding, group contest để thu hút nhiều khách hàng mục tiêu hơn.
- Theo dõi và đánh giá kết quả: Bạn luôn phải theo dõi tiến độ chiến dịch, ghi nhận kết quả và đưa ra đánh giá, thay đổi chiến lược phù hợp.